Khi dịch bệnh vẫn ngày một lan rộng và không có dấu hiệu dừng lại, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chứng trầm cảm ở những người cao tuổi hậu mắc COVID-19 đã tăng lên đáng kể.
- Ngủ ngáy khiến con người lão hóa nhanh hơn? Phát hiện sớm để còn bảo vệ bản thân và gia đình
- Công thức sinh tố với 'siêu thực phẩm' hàng đầu giúp kéo dài tuổi thọ được nhóm nghiên cứu của Mỹ khuyên dùng là gì?
Một nhóm nghiên cứu do Giáo sư Oh Dae Jong thuộc Khoa Tâm thần tại Bệnh viện Boramae ở Seoul và Kim Ki Woong, Giáo sư Khoa Tâm thần tại Bệnh viện Bundang, Đại học Quốc gia Seoul, đã chẩn đoán sự hiện diện của rối loạn trầm cảm ở 2.308 người được chọn ngẫu nhiên từ khắp nơi trên đất nước ở độ tuổi trên 60.
Những người cao tuổi tham gia cuộc khảo sát và được theo dõi trong khoảng thời gian 2 năm từ tháng 11/2016 đến tháng 11/2020. Nhóm nghiên cứu đã so sánh và phân tích ảnh hưởng của các yếu tố như tuổi, giới tính, nơi cư trú, mức độ kinh tế, lối sống, tần suất hoạt động xã hội và bệnh mãn tính đến nguy cơ phát triển trầm cảm ở người cao tuổi trước và sau khi bùng phát COVID-19.
Kết quả cho thấy nguy cơ phát triển trầm cảm ở người cao tuổi đã tăng gấp đôi sau khi bùng phát COVID-19. Người lớn tuổi không có tiền sử trầm cảm cũng có nguy cơ phát triển trầm cảm cao hơn 2,4 lần so với trước khi bùng phát COVID-19.
Đặc biệt, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau khi bùng phát COVID-19 tăng 2,2 lần đối với những người cao tuổi được gặp gia đình ít hơn một giờ một tuần so với những người cao tuổi duy trì các cuộc họp mặt gia đình hơn một giờ một tuần.
Giáo sư Oh Dae Jong cho biết “Dịch COVID-19 kéo dài đã làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở người cao tuổi."
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí 'Psychological Medicine', một tạp chí học thuật quốc tế trong lĩnh vực tâm thần học.
Theo Hankook Ilbo