Không chỉ được biết đến là là gia vị đặc trưng trong căn bếp, mang đến hương vị thơm ngon hơn cho món ăn mà trong Đông Y, sả còn là cây thuốc giúp chữa các chứng bệnh như: giải độc, bệnh về đường huyết, giải cảm cùng nhiều công dụng khác…Cùng tìm hiểu những tác dụng của củ sả với sức khỏe con người trong bài viết dưới đây nhé.
- Xây dựng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường thế nào là hợp lý?
- Thon dáng đẹp da với cách nấu yến mạch với sữa
Theo Đông y, sả còn được biết đến với tên gọi khác hương mao, cỏ chanh, có mùi rất đặc trưng. Trong nấu ăn, sả là gia vị giúp làm tăng thêm hương vị của món ăn, là nguyên liệu thường xuất hiện trong thực đơn của người mới ốm dậy. Tác dụng của củ sả với sức khỏe con người có thể đến như:
Công dụng của củ sả với sức khỏe và làm đẹp
Cây sả từ xa xưa đến nay được dân gian tận dụng triệt để từ gốc cho đến ngọn. Người ta có thể dùng sả tươi, phơi khô hay ướp lạnh, chế biến làm nhiều dạng thành phẩm khác nhau. Đặc biệt trong y tế, sả được sử dụng rộng rãi và sản phẩm trong ngành dược, hương liệu để phục vụ đời sống con người.
Tác dụng của củ sả với sức khỏe
Giúp ngừa ung thư
Một vài nghiên cứu trong Đông y Trung Quốc đã chỉ ra rằng, cứ mỗi 100g sả có chứa đến 24,205 microgam beta-carotene, chất chống oxi hóa– hợp chất citral có tác dụng triệt tiêu các tế bào gây ung thư.
Giúp chữa đau bụng và rối loạn tiêu hóa
Thành phần các nguyên tố vi lượng từ cây sả được biết đến có tác dụng giúp hỗ trợ tiêu hóa kém, khó tiêu, trị các chứng đầy bụng, nôn mửa, buồn nôn hay kích thích trung tiện, trị đau dạ dày, co thắt ruột, nóng trong, tiêu chảy….
Để chữa chứng khó tiêu, bạn chỉ cần lấy một vài cây sả tươi và đun sôi, sau đó pha cùng với đường cho dễ uống, dùng khi nóng 2- 3 lần/ ngày. Nước sả có tác dụng chữa chứng bội thực, nôn ọe, đau bụng tả, cảm sốt và cả ngộ độc rượu.
Thải độc tố trong cơ thể
Việc thường xuyên ăn sả còn có tác dụng giải độc cơ thể. Độc tố sẽ đi ra ngoài cơ thể bằng cách tăng cường số lượng, tần xuất đi ngoài, giúp gan, đường tiêu hóa, các tuyến tụy, thận, bàng quang sạch sẽ, hỗ trợ đào thảo các chất độc tốt và giảm lượng acid uric. Đặc biệt tác dụng của củ sả chính là giải độc rượu rất hiệu quả, chỉ cần lấy 1 ít sả giã nát, cho thêm nước lọc và lọc lấy 1 chén. Người bị say rượu khi uống vào nhanh chóng tỉnh táo, đỡ mệt và giảm tình trạng đau đầu do ảnh hưởng của rượu.
Hạ huyết áp
Tinh chất có chứa trong củ sả có công dụng giảm huyết áp, tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt các vấn đề liên quan đến huyết áp. Chỉ cần uống một ly nước có chứa sả là có thể làm giảm tình trạng huyết áp cao rất đáng kể.
Tác dụng của củ sả trong làm đẹp
Không chỉ tốt cho sức khỏe, sả còn được ví như "kho báu" tinh dầu. Trong lá sả có chứa 0,4-0,8% lượng tinh dầu dễ bay hơi, trong khi đó thành phần chính là thân cây sả chứa đến 75-85% hương chanh tự nhiên cùng loại các tinh chất đặc biệt khác. Nhờ đó, tác dụng của củ sả với làm đẹp có thể kể đến như
Giảm mỡ bụng
Theo người Thái, sả có khả năng làm giảm lượng calo trong món ăn. Với họ, sả mang công dụng tương tự như ớt, giúp đốt cháy lượng mỡ thừa, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giúp máu lưu thông lượng máu tốt hơn. Các dưỡng chất có chứa trong sả còn có tác dụng cải thiện làn da. Để giảm mỡ thừa, người ta thường làm nóng tinh dầu sả và massage tập trung vào những vùng tích tụ mỡ của thể như: bụng, đùi, giúp đẩy lùi mỡ thừa hiệu quả.
Làm đẹp da
Sả là nguyên liệu không thể thiếu trong ngành mỹ phẩm bởi nó có nhiều lợi ích cho làn da. Tinh dầu sả giúp cải thiện chất lượng của da như làm giảm mụn trứng cá, ngừa mụn nhọt. Tinh dầu từ củ sả cũng có tác dụng tốt trong làm săn chắc cơ, mô cơ thể.
Làm đẹp tóc
Trong củ sả có chứa 2 hoạt chất là citral và geraniol. Theo nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định citral là hoạt chất có khả năng làm tiêu các tế bào ung thư bên trong cơ thể. Nhờ đó những tế bào nang nuôi tóc cũng sẽ được bảo vệ khỏi các nguy cơ tổn thương dẫn đến tình trạng rụng tóc. Tinh dầu từ sả có tác dụng làm tóc khỏe, sạch gàu, bổ sung dưỡng chất có trong cây sả, làm cho da đầu khỏe, giảm rụng, nhanh dài và tóc suôn mượt hơn.
Tác dụng của nước củ sả
Là nguyên liệu phổ biến trong Đông Y, vì thế khi uống nước sả sẽ còn có nhiều công dụng
Phòng chống nguy cơ ung thư
Như đã nói ở trên, cứ trong 100g sả chứa lại có chứa đến 24,205 microgam beta-carotene; và chất chống oxi mạnh có khả năng làm giảm các tế bào ung thư. Vì thế, thường xuyên dùng trà sả hay nước uống sả sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc ung thư.
Lưu ý sả không có tác dụng trị được ung thư mà chỉ giúp phòng chống, hỗ trợ trong quá trình trị bệnh. Nếu dùng nước sả trong trị bệnh ung thư, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, nhiều thông tin cho rằng khi kết hợp sả và lá đu đủ thì tác dụng của củ sả và lá đu đủ sẽ giúp trị ung thư là chưa chính xác và cũng chưa có minh chứng khoa học nào chứng minh điều này.
Thúc đẩy tiêu hóa, chữa đau bụng
Nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan tiêu hóa kém hay chậm tiêu, đầy bụng thì hãy sử dụng trà sả thường xuyên. Trà sả có tác dụng chữa các chứng đầy hơi hay tiêu hóa kém là bởi các hợp chất trong sả giúp tiêu diệt lượng vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Hoặc bạn cụng có thể dùng tinh dầu sả để nấu cùng với đun sôi và sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa kém, nôn mửa, đau dạ dày,…
Trường hợp bị đầy hơi hay muốn chữa chứng hôi miệng, tiêu đờm hãy uống khoảng 6 giọt tinh dầu sả (hoặc dùng30 – 50g cây sả tươi) đun sôi và pha với đường, uống nóng khoảng 2 – 3 lần/ ngày
Thanh lọc cơ thể
Nước sả giúp độc cơ thể, làm sạch nội tạng và hỗ trợ đào thải các chất độc và giảm acid uric ra ngoài cơ thể. Để thanh lọc cơ thể với sả, bạn chỉ còn đập dập 1, 2 củ sả cho vào trong bình nước uống hàng ngày, hoặc để tăng khả năng thải độc, bạn pha trà gừng sả và uống 2-3 lần/tuần để thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Chữa cảm lạnh
Theo dân gian, khi cây sả kết hợp cùng với những loại lá khác như lá bưởi, kinh giới, bạc hà, chanh, ngải cứu, tre,… cho vào trong nồi kín và đun sôi rồi dùng hỗn hợp nước đó xông hơi đến khi người toát mồi hôi và chất độc. Khi áp dụng phương pháp giải cảm này, sẽ giúp người bị cảm lạnh cảm thấy người nhẹ nhõm, dễ chịu hơn. Hoặc bạn cũng có thể lấy lá sả, lá tre, lá chanh (hoặc bưởi), lá tía tô và lá ổi đem đun sôi và dùng xông hơi xong hoặc uống để đỡ bệnh.
Điều chỉnh cholesterol trong máu
Tình trạng cholesterol cao sẽ hình thành nên những lớp mỡ trong máu, gây bệnh máu nhiễm mỡ và các bệnh liên quan đến tim. Để phòng bệnh, ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý thì bạn có thể uống nước sả để hỗ trợ, ngăn ngừa bệnh. Mỗi ngày, dùng một ly trà sả sẽ giúp chống tăng lcholesterol trong máu, duy trì ở mức ổn định.
Lưu ý khi dùng nước sả
- Để mang lại hiệu quả tốt nhất, nên uống nước sả vào mỗi buổi sáng và kết hợp uống nhiều lần trong ngày.
- Trà sả hay nước chanh sả sẽ gây kích thích co thắt tử cung, vì thế không phù hợp với phụ nữ khi mang thai.
- Những người đang gặp vấn đề về thận, gan nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trà sả.
Có thể thấy, nước nấu từ cây sả an toàn với hầu hết người dùng và có tác dụng chữa trị bệnh ngắn hạn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc bên cạnh những tác dụng của củ sả mang lại thì liệu nguyên liệu này có mang lại tác dụng phụ không? Trên thực tế, tùy vào cơ địa của mỗi người mà việc kích ứng da hay khó chịu khi dùng sả cũng có thể xảy ra nhưng sẽ rất hiếm và nếu có chỉ có tác dụng phụ với mức độ không đáng kể.