Thường xuyên tê tay là tình trạng phổ biến mà hầu hết ai cũng gặp phải. Vậy nguyên nhân do đâu và cách điều trị hiện tượng tê tay như thế nào, bạn đã biết chưa?
Nội dung bài viết
Tê bì tay chân là bệnh lý phổ biến thường gặp ở mọi đối tượng, gây ảnh hưởng đến công việc và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Hiện tượng tê tay hay đầu ngón tay bị tê như kim châm có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về xương khớp hoặc các bệnh nguy hiểm khác. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân bệnh tê tay và cách điều trị bệnh lý này.
Nguyên nhân hiện tượng tê tay là gì?
Nếu hiện tượng tê tay xuất hiện với mức độ thường xuyên thì có thể bạn đang gặp phải một số vấn đề về xương khớp hoặc đó có thể là biểu hiện của một số bệnh liên quan đến xương khớp hoặc bị chèn ép các dây thần kinh.
Các bệnh lý về xương khớp
Các bệnh lý xương khớp thường gặp ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay số người trẻ mắc các bệnh về xương khớp đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Nguyên nhân được cho là do liên quan đến một số thói quen xấu của người trẻ như lười vận động, ngồi sai tư thế, dẫn đến xuất hiện các bệnh lý về xương khớp.
Ngoài ra, những người thường xuyên làm việc hoặc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy vi tính trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến phần xương khớp ở tay và cánh tay khiến tay bị tê bì đau nhức.
Bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải các cơn đau hoặc tê buốt tay. Tê tay trái hoặc tay phải chính chính là một trong những biểu hiện phổ biến đầu tiên của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng này là do không đủ lượng máu cung cấp tới các bộ phận của cơ thể dẫn đến tổn thương ở mút thần kinh.
Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể tiêm insulin và nghiêm chỉnh duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học, nên hạn chế các thực phẩm có đường và các chất kích thích.
Hội chứng ống cổ tay
Thường xuyên tê buốt ở các ngón tay là một trong những triệu chứng điển hình của hội chứng ống cổ tay. Bệnh thường hay xảy ra đối với những người sử dụng máy tính thường xuyên và các thao tác ở ngón tay được lặp lại thường xuyên. Một số trường hợp còn xuất hiện tình trạng tê cứng buốt tay và sưng đau ở các sợi gân.
Thiếu máu não
Thiếu máu não là hiện tượng lượng máu lưu thông lên não bị giảm đi do động mạch hẹp hoặc tắc nghẽn tại các mạch máu. Điều này khiến cho máu không thể đi đến được hệ thần kinh và dẫn đến người bệnh dễ gặp phải một số triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, hoa mắt hoặc tê bì chân tay,…
Thiếu máu não cục bộ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vì vậy, nếu bạn vừa có cảm giác tê cánh tay trái hoặc phải kèm theo triệu chứng khác nữa thì bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có cách chữa trị hiệu quả và kịp thời.
Thiếu Vitamin
Nếu cơ thể bạn không được cung cấp đầy đủ các vitamin B12, B6, B1, E thì sẽ thường xuyên xuất hiện tình trạng tê buốt ở những ngón tay trái hoặc chân trái.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần chủ động đến thăm khám tại các cơ sở y tế để biết được mình cần bổ sung những loại vitamin gì cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cần ăn thêm các loại rau quả tươi để bổ sung các loại vitamin tự nhiên.
Các bài thuốc chữa tê tay hiệu quả
Cây trinh nữ
Cây trinh nữ là một loại cây thảo dược thường được sử dụng làm nguyên liệu trong các bài thuốc trị đau nhức xương khớp. Ngoài ra, rễ của cây trinh nữ còn có công dụng làm thuốc giảm nhanh triệu chứng tê tay.
Bạn có thể thực hiện bài thuốc này ngay tại nhà bằng cách rửa sạch rễ cây của cây trinh nữ, sau đó thái thành các lát mỏng rồi tẩm rượu và sao lên. Sử dụng khoảng 20-30g đem sắc với khoảng 400ml nước. Nấu đến khi nước thuốc cạn chỉ còn khoảng lại 1/4 thì dừng và lọc lấy nước cốt thuốc chia thành hai lần để uống trong ngày.
Bài thuốc từ cây ngải cứu
Cây ngải cứu là một trong những cây thuốc phổ biến được sử dụng làm nguyên liệu trong các thuốc trị bệnh đau xương khớp. Sử dụng bài thuốc bằng cây ngải cứu cũng sẽ giúp điều trị hiện tượng tê tay rất hiệu quả.
Bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm lá ngải cứu rửa sạch và giã nát rồi đem sao nóng lên cùng với muối. Sau đó bạn dùng một miếng vải sạch để đựng hỗn hợp ngải cứu và đắp lên vùng tay bị tê bì. Thực hiện bài thuốc này 2-3 lần trong một tuần sẽ cải thiện được tình trạng tê bì tay một cách hiệu quả.
Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân và cách chữa trị hiện tượng tê tay. Nếu tình trạng tê bì tay kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày vì vậy bạn cần nhanh chóng đến gặp các bác sĩ chuyên khoa xương khớp để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.