Thịt đỏ được xếp vào nhóm 2A – nhóm các chất có khả năng gây ung thư cao ở người và thịt bò là một trong số đó.
- Phụ nữ ở tuổi 45 nếu cơ thể vẫn còn 5 đặc điểm này thì chứng tỏ sẽ trẻ rất lâu và có tiềm năng sống thọ trăm tuổi
- Tại sao người Nhật lại sống trường thọ bậc nhất thế giới: Có 2 món người Nhật ít ăn để sống thọ hơn, người Việt lại tiêu thụ nhiều
Một nghiên cứu từ Đại học California cho thấy ăn nhiều thịt đỏ và pho-mát sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư đại trực tràng).
Tại sao ăn thịt đỏ lại làm tăng nguy cơ ung thư?
Các nhà nghiên cứu cho rằng ăn nhiều thịt đỏ và pho mát sẽ kích hoạt phản ứng viêm, khi cơ thể ở trạng thái viêm này trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các khối u ác tính.
Ban đầu, việc phân chia thịt thành thịt đỏ và thịt trắng dựa trên nhu cầu nấu nướng của đầu bếp. Thịt bò, thịt cừu và các loại thịt khác có màu đỏ khi sống và có màu nâu khi nấu chín được gọi là thịt đỏ. Trong khi đó, thịt gà hay cá lúc sống và chín đều có màu trắng nên được gọi là thịt trắng.
Sau này, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã trực tiếp đưa ra một định nghĩa rõ ràng hơn: Thịt đỏ bao gồm tất cả các loại thịt của động vật có vú, còn thịt từ các động vật khác là thịt trắng.
Dù thịt bò có nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe nhưng điều ấy chỉ xảy ra khi chúng ta ăn quá nhiều. Ăn đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể tác hại của nó.
Vậy, nên ăn loại thịt này thế nào để chặn đứng nguy cơ mắc ung thư?
Thịt bò là thực phẩm rất giàu protein chất lượng cao, cùng với các loại vitamin và khoáng chất quan trọng khác. Vì vậy, việc từ bỏ thói quen ăn thịt bò là không nên, thay vào đó nên hạn chế và sử dụng chúng một cách hợp lý nhất có thể.
Không nên ăn quá nhiều thịt bò vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, ngoài ra chất béo bão hòa chứa trong thịt bò tương đối cao, nếu ăn quá nhiều cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tổ chức Ung thư Thế giới khuyến cáo lượng thịt đỏ tiêu thụ hàng tuần của mỗi người nên được kiểm soát ở mức dưới 500g, ở mức 50g – 75g/ ngày là phù hợp.
Nên tránh chế biến thịt bằng cách nướng than, hun khói, chiên xào… thay vào đó, chọn các phương pháp nấu ăn lành mạnh như hấp và luộc, vừa giữ lại được nhiều dưỡng chất trong thịt, vừa loại bỏ nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra, chọn loại thịt có nguồn gốc rõ ràng, không dùng thịt gia súc nuôi tăng trọng. Bên cạnh đó, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây... để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sức khoẻ, vừa góp phần giảm nguy cơ ung thư.