Đi việ sinh là một việc hết sức đơn giản, tuy nhiên thói quen xấu khiến việc đi vệ sinh sai cách, gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài mà ai cũng nên biết.
- Bệnh nhân ung thư gan ngày càng được trẻ hóa, nhiều bác sĩ quan tâm lo lắng
- Uống nước bẩn, người đàn ông bị đỉa to bằng ngón tay sống trong cổ họng
Một số thói quen sai lầm khi đi vệ sinh như rặn khi đi tiểu, ngồi xổm, nhịn tiểu, uống không đủ nước… có thể gây ảnh hưởng xấu đến bàng quang và sức khoẻ.
Đi tiểu "dự phòng": Trước khi rời khỏi nhà, nhiều người nghĩ rằng nên đi vệ sinh trước, mặc dù thực sự chưa cảm thấy phải đi vệ sinh. Việc này là cần thiết nếu bạn phải đi xe trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu lúc nào cũng làm điều này một cách không cần thiết, người thực hiện sẽ bắt đầu cảm thấy muốn đi tiểu thường xuyên hơn, ngay cả khi bàng quang chưa đầy.
Do vậy, khi muốn đi tiểu nhanh hơn bạn sẽ phải rặn tiểu. Tuy nhiên, đó không phải là hành động tốt, bởi vì theo thời gian, nó sẽ làm cho cơ sàn chậu yếu đi.
Ngồi xổm trên toilet: Nhà vật lý trị liệu Stephanie Bobinger của Trung tâm Y tế Wexner tại Đại học Bang Ohio (Mỹ), nói rằng: “Đừng ngồi xổm trên bồn vệ sinh, ngay cả trong nhà vệ sinh công cộng”. Mặc dù có vẻ hợp vệ sinh, nhưng cách ngồi xổm thực sự rất tệ đối với cơ thể. Tư thế ngồi này gây căng cơ sàn chậu. Từ đó khiến không thể làm rỗng bàng quang một cách bình thường.
Theo thời gian, căng cơ sàn chậu có thể dẫn đến rối loạn chức năng của các cơ. Khi điều đó xảy ra, có thể gây ra tình trạng táo bón, đi vệ sinh thường xuyên, tiểu không tự chủ và đau.
Uống ít nước để đi tiểu ít hơn: Uống ít nước sẽ làm cho các vấn đề ở bàng quang trở nên tồi tệ hơn. Lý do thực sự khiến bạn đi tiểu nhiều có thể do uống cà phê, lo lắng và các vấn đề sức khỏe khác.
Đi tiểu khi tắm: Đi tiểu khi tắm có thể là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, nó có thể khiến não liên kết âm thanh nước chảy với cảm giác muốn đi tiểu. Và mỗi khi nghe thấy tiếng nước chảy, mối liên hệ này sẽ khiến chúng muốn đi tiểu.
Tác hại của việc nhịn tiểu
Về mặt bản chất, khi nhịn tiểu không chỉ có bàng quang giãn ra mà các cơ vòng bên ngoài cũng bị kéo căng, điều này xảy ra thường xuyên sẽ rất nguy hại khi các cơ có chức năng giữ bàng quang để tránh nước tiểu rò rỉ ra ngoài. Thói quen nhịn tiểu xảy ra trong nhiều năm sẽ làm bệnh nhân mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ tạo thành nguyên nhân khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lý tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang, thận.
Bàng quang hạn chế khả năng giữ nước tiểu không những khiến bệnh nhân phải tiểu nhiều hơn mà còn có thể gây bí tiểu, thậm chí trong tình huống nghiêm trọng khi nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể chảy ngược vào thận dẫn tới suy thận và tử vong. Chính vì vậy để bảo vệ cho chức năng thận, cần chú ý không nên nhịn tiểu lâu dài và khi có bất kỳ dấu hiệu nào cũng nên đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị.
Bị sa trực tràng
Khi có thói quen nhịn đại tiện, chúng ta dễ mắc chứng bệnh sa trực tràng. Trong nguyên lý của đường ruột thì các chất cặn bã của cơ thể sau khi được tiêu hóa sẽ được tích tụ ở trong đường ruột và kích thích lên não bộ của chúng ta gây ra hiện tượng buồn đại tiện. Nếu bạn nhịn đại tiện trong một thời gian lâu sẽ khiến cho trực tràng không còn kích thích nữa mà sẽ dần dần sa ra ngoài, đây cũng chính là một nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Nặng hơn thì bệnh sẽ dẫn đến hiện tượng hoại tử niêm mạc gây ra tử vong cho người bệnh.
Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đường ruột
Với thói quen nhịn đại tiện, chúng ta thường mắc táo bón. Đây chính là những dấu hiệu thường gặp nhất với người bệnh có thói quen nhịn đại tiện. Đại tràng chính là một cơ quan có công dụng là nơi chứa phân, nếu phân chứa lâu tại đây sẽ gây ra tình trạng mất nước khiến phân khô, gây ra chứng đau rát, chảy máu vùng hậu môn biểu hiện của bệnh trĩ… Việc phân không được đào thải thường sẽ gây ra những hiện tượng như cơ thể mệt mỏi, suy nhược và hệ miễn dịch cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ung thư đường ruột và bệnh trĩ ở những người cố nhịn đại tiện.