‘Thời gian vàng’ trong ngày nên ăn để ‘bồi bổ dạ dày’, đau bệnh cũng từ từ khỏe lại, phục hồi cơ thể tốt nhất

Sức khỏe 30/11/2022 07:16

Theo chuyên gia, có những khoảng thời gian nhất định trong ngày sẽ nên ăn để cơ thể hấp thu tốt và khỏe mạnh. Theo đó, chúng ta nên chia nhỏ bữa ăn và ăn uống vào những thời điểm sau đây.

Theo thời gian, thói quen ăn uống và những cách sinh hoạt phần lớn quyết định tình trạng sức khỏe của chúng ta ra sao. Có những món ăn đại kỵ với dạ dày nhưng cũng có những món ăn giúp bồi bổ, tăng cường thể trạng cho cơ quan này. Thời gian ăn uống thường không mấy được quan tâm, nhưng nó lại rất hiệu quả để phòng, trị bệnh, thậm chí làm lành những tổn thương. Khi cơ quan bên trong có dấu hiệu chẳng hạn như đói hay đau, chúng đều nhằm nhắc nhở chúng ta cần duy trì thói quen ăn uống tốt.

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên chú ý đến việc bảo dưỡng dạ dày, để hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, chống lại bệnh tật.

‘Thời gian vàng’ trong ngày nên ăn để ‘bồi bổ dạ dày’, đau bệnh cũng từ từ khỏe lại, phục hồi cơ thể tốt nhất - Ảnh 1
Thời gian ăn để bảo vệ dạ dày. Ảnh: Internet

Thời gian nào trong ngày là “thời kỳ vàng để bồi bổ dạ dày”?

Theo Báo Bảo vệ công lý, có 4 khung thời gian và những món ăn bạn có thể nạp vào người để dạ dày luôn được bảo vệ tốt nhất và tránh nhiều bệnh tật.

Tám giờ sáng

Nhịp sống ngày càng tăng và nhiều áp lực, nhiều người ăn sáng không đúng giờ, lâu không ăn sáng, dạ dày bị tổn thương rất nghiêm trọng. Thói quen ăn sáng không lành mạnh sẽ gây hại cho đường tiêu hóa.

Những người bỏ bữa sáng lúc 8 giờ trong thời gian dài có xu hướng tăng nguy cơ hình thành sỏi mật. Vì túi mật là cơ quan quan trọng để lưu trữ mật, nếu không ăn sáng, túi mật sẽ nặng nề, mật sẽ tiếp tục cô đặc và lúc này sẽ hình thành sỏi.

‘Thời gian vàng’ trong ngày nên ăn để ‘bồi bổ dạ dày’, đau bệnh cũng từ từ khỏe lại, phục hồi cơ thể tốt nhất - Ảnh 2
Thời gian nên ăn. Ảnh: Internet

Do đó, nếu bạn muốn duy trì sức khỏe đường tiêu hóa của mình, bạn phải ăn sáng đúng giờ và kết thúc vào khoảng 8 giờ. Điều này có thể giúp duy trì đường tiêu hóa của bạn, cũng như giúp tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, và làm cho dạ dày từ từ cải thiện.

Khoảng mười hai giờ trưa

Bữa trưa rất quan trọng để nạp năng lượng cho cơ thể, tại thời điểm 12 giờ trưa, tốc độ trao đổi chất của cơ thể diễn ra tương đối mạnh, hoạt động của các enzym để tiêu hóa các chất khác nhau cũng sẽ tương đối cao.

12 giờ trưa cũng là khoảng thời gian vàng để bồi dưỡng dạ dày, nếu trong thời gian này bạn có thể ăn uống đúng giờ và chế độ ăn uống khoa học, điều này sẽ giúp bổ sung năng lượng cần thiết và làm cho dạ dày của bạn từ từ được cải thiện.

Khoảng sáu giờ chiều

Bữa tối là bữa ăn mà nhiều người thường bỏ qua. Nhiều người chọn không ăn bữa tối trong giai đoạn giảm cân. Tuy nhiên cách làm này thường khiến năng lượng nạp vào cơ thể không đủ, gây đói, thậm chí thiếu máu và hạ đường huyết.

‘Thời gian vàng’ trong ngày nên ăn để ‘bồi bổ dạ dày’, đau bệnh cũng từ từ khỏe lại, phục hồi cơ thể tốt nhất - Ảnh 3
Chọn các thực phẩm tốt khi ăn, ăn với lượng vừa phải. Ảnh: Internet

Bữa tối rất quan trọng đối với chức năng của dạ dày, khoảng thời gian từ 5 giờ đến 6 giờ rất thích hợp để ăn một số loại thực phẩm có lợi cho tiêu hóa.

Khoảng chín giờ tối

Một số người thường ăn uống không khoa học trong ngày, dẫn tới việc 9 giờ tối là đói. Họ sẽ ăn một số thức ăn như lẩu, thịt nướng, khiến dạ dày gặp nhiều gánh nặng, gây ăn mòn niêm mạc dạ dày, gây rối loạn chức năng tiêu hóa.

Vì vậy, bạn hãy cố gắng không ăn thêm bất cứ thức ăn nào trước 9 giờ tối. Điều này sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu cảm thấy đói bạn có thể uống một ly sữa ấm, giúp bồi bổ dạ dày, chất lượng giấc ngủ ngày càng cao.

Những lưu ý khác để bảo vệ dạ dày

Ngoài việc tôn trọng thời gian ăn uống, không bỏ bữa,... mang lại sức khỏe tốt cho dạ dày, bạn cũng nên lưu ý những thói quen lành mạnh sau:

- Bổ sung các bữa nhỏ trong ngày

Ngoài 3 bữa chính, việc bổ sung bữa phụ giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn nhằm trung hòa axit. Tốt nhất là ăn bữa nhỏ sau bữa chính từ 2 -3 tiếng. Lưu ý, không ăn thêm vào ban đêm.

- Tránh các thực phẩm chiên rán

Thức ăn cần được nấu chín, ninh nhừ, nên chế biến luộc, hấp, tránh ăn nhiều các thực phẩm chiên, rán hay xào vì nhiều dầu mỡ làm khó tiêu hóa hơn. Không nên ăn đồ sống, đồ lạnh và sử dụng các chất kích thích để tránh nguy hại cho niêm mạc dạ dày.

- Ăn chậm, nhai kỹ

Việc này giúp gia tăng sự bài tiết của nước bọt, làm giảm thời gian lưu trữ thức ăn và bớt gánh nặng cho dạ dày, từ đó giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.

- Chọn thời điểm uống nước

Thời điểm uống nước tốt nhất là vào buổi sáng ngủ dậy và trước bữa ăn khoảng 1h. Bởi uống nước sau bữa ăn sẽ gây loãng dịch vị dạ dày, khiến chứng đau dạ dày càng gia tăng. Đặc biệt người bệnh chú ý không nên ăn cơm chan nước canh, tránh việc nhai không kỹ làm ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn.

Hâm đi hâm lại hóa ra sai: 3 căn bệnh, 5 món ăn quen thuộc chẳng khác ‘độc dược’ khi đun sai cách, rước bệnh vào người

Để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà, các chuyên gia khuyên rằng những món ăn sau đây không nên hâm lại nhiều lần.

TIN MỚI NHẤT