Tắm lá khế có tác dụng gì? Công dụng tuyệt vời của lá khế

Sức khỏe 09/02/2020 06:58

Lá khế chua có công dụng rất tuyệt vời trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là trong y học. Cùng tìm hiểu việc tắm lá khế có tác dụng gì trong bài viết sau!

Khế là một trong những loại cây quen thuộc của vùng nông thôn Việt Nam, cây khế cũng xuất hiện trong các câu ca dao dân ca “Quê hương là chùm khế ngọt / cho con trèo hái mỗi ngày”. Bên cạnh đó, cây khế và nhất là lá của cây khế còn là một loại thảo dược được dân gian ưa dùng nhờ vào các tính chất quý giá của nó, sau đây bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tắm lá khế có tác dụng gì nhé!

Tắm lá khế có tác dụng gì? Công dụng tuyệt vời của lá khế ảnh 1
Tắm lá khế có tác dụng gì? Công dụng tuyệt vời của lá khế - Ảnh minh họa: Internet

Tắm lá khế chua có tác dụng gì?

Theo Đông Y, lá khế có vị chát, chua, tính bình, giúp thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm mát huyết. Tắm nước lá khế có thể chữa được nhiều bệnh, nhất là các bệnh ngoài da, sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem vậy tắm lá khế có tác dụng gì đối với các bệnh ngoài da nhé.

Dưới đây là một số tác dụng của lá khế trong việc chữa trị các bệnh ngoài da:

  • Tắm lá khế chữa dị ứng, mề đay;
  • Tắm lá khế trị rôm sảy, ngứa, thủy đậu;
  • Lá khế trị ngộ độc, cảm nắng, sốt, sổ mũi;

Đặc biệt lá khế trị rôm sảy rất tốt, vì vậy tắm lá khế cho trẻ sơ sinh là một trong những phương thuốc thường xuyên được các bà mẹ xưa truyền tai nhau.

Tắm lá khế có tác dụng gì? Công dụng tuyệt vời của lá khế ảnh 2
Công dụng tuyệt vời của lá khế chua - Ảnh minh họa: Internet

Cách nấu nước tắm lá khế cho bé để trị rôm sảy

Bước 1: Chọn lá khế

Hái một nắm lá khế chua, vừa phải. Lưu ý nên chọn những lá tươi xanh, không bị úa màu, không quá non hay quá già.

Bước 2: Sơ chế lá khế

Tuốt bỏ gân chính, chỉ giữ lại lá khế. Ngâm lá khế với nước muối rồi rửa qua vài lần nước cho thật sạch để loại bỏ những bụi bẩn, ấu trùng còn sót lại. Sau đó ta vò nát lá khế.

Bước 3: Nấu lá khế

Ta bỏ lá khế vào một nồi với 2 lít nước rồi đun sôi. Sau khi nước sôi được 5 phút thì tắt bếp để nước nguội bớt đi.

Sau đó, đổ chậu nước qua một lớp vải màn lọc để lọc cặn lá, chỉ giữ lại nước. Nên chờ cho nước ấm, mỗi ngày cho bé tắm ba lần. Nhiệt độ khoảng 37 – 38 độ C, cần phù hợp với da bé, không nên quá nóng hoặc quá lạnh, không để nước qua đêm.

Tắm lá khế có tác dụng gì? Công dụng tuyệt vời của lá khế ảnh 3
Lá khế chua có công dụng rất tốt trong việc chữa rôm sảy - Ảnh minh họa: Internet

Người lớn bị rôm sảy, phát ban, nổi mề đay tắm lá khế theo cách này cũng rất tốt. Bên cạnh đó có thể kết hợp với các lá khác như lá long não, lá thông, lá thanh hao, mỗi lá khoảng 20g là đủ.

Cách rang lá khế tươi

Ngoài cách nấu nước lá khế thì bạn cũng có thể rang lá khế tươi.

Cách 1: Rang héo lá khế tươi ở nhiệt độ vừa phải (tránh nóng quá sẽ gây bỏng da) rồi chà xát lên những vùng da bị dị ứng. Lặp lại vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì dừng lại.

  • Chọn lá khế: Hái một nắm lá khế chua, vừa phải, nên chọn những lá tươi xanh, không bị úa màu, không quá non hay quá già.
  • Sơ chế lá khế: Ta rửa sạch lá khế rồi ngâm muối để loại bỏ những ấu trùng và bụi bẩn, sau đó rửa thêm vài lần nước cho sạch, phơi nắng cho lá nhanh khô.
  • Rang lá khế: Rang lá khế ở nhiệt độ vừa phải cho đến khi lá quắt lại, để nguội để tránh gây bỏng da làm vết thương bị nặng hơn. Sau đó dùng lá khế được rang chà xát lên vùng da bị dị ứng, lặp lại vài lần mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Tắm lá khế có tác dụng gì? Công dụng tuyệt vời của lá khế ảnh 4
Lá khế tươi - Ảnh minh họa: Internet

Người bị thủy đậu có nên tắm lá khế không?

Người bị thủy đậu tắm lá khế thường được xem là một liệu pháp điều trị tốt, nhưng thật sự tắm nước lá khế không giúp tiêu thủy đậu mà chỉ hỗ trợ giảm các triệu chứng gây ngứa, có nghĩa là khi ở giai đoạn khởi phát mẩn đỏ, người bệnh có thể dùng lá khế để giảm triệu chứng. Nhưng một khi các ban dạng phỏng nước xuất hiện thì tuyệt đối không nên tắm lá khế.

Tắm lá khế có tác dụng gì? Công dụng tuyệt vời của lá khế ảnh 5
Không nên tắm lá khế khi bị thủy đậu - Ảnh minh họa: Internet

Ở giai đoạn nổi mẩn đỏ, nếu người bệnh tắm lá khế thì cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ nên tắm nước lá khế ở giai đoạn khởi phát mẩn đỏ;
  • Chỉ nên tắm nhanh trong 5-10 phút, tránh để ảnh hưởng tới các nốt ban đỏ;
  • Các lá thường được dùng bên cạnh lá khế là lá kinh giới, chè xanh, sầu đâu, lá tre… nhưng tắm nước lá không đúng cách sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao. Người bệnh nên rửa sạch lá bằng nước muối, tốt nhất nên tắm nước ấm của lá pha với muối loãng hoặc xà phòng trung tính để diệt khuẩn;
  • Nếu không may các mụn nước thủy đậu bị vỡ thì nên đi bác sĩ thật nhanh.
Tắm lá khế có tác dụng gì? Công dụng tuyệt vời của lá khế ảnh 6
Lá khế là một dược liệu quý - Ảnh minh họa: Internet

Mặc dù cách sử dụng lá khế để chữa các bệnh ngoài da là một trong những phương pháp hiệu quả, nhưng ngày nay hầu như các gia đình chỉ sử dụng thuốc Tây chứ không có nhiều người lựa chọn các vị thuốc dân gian như lá khế. Vì vậy, thông qua bài viết “Tắm lá khế có tác dụng gì?” chúng tôi mong các bạn đã có cho gia đình mình một phương thuốc chữa bệnh thật hiệu quả, kinh tế, và an toàn. Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe!

Cách chữa mụn sưng to không có nhân hiệu quả tại nhà

Mụn là kẻ thù đáng ghét của nhiều người, gây mất thẩm mỹ. Trong đó, mụn sưng to không có nhân phổ biến nhất ở nhiều lứa tuổi. 

TIN MỚI NHẤT