Marburg là loại virus gây xuất huyết nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao tương tự Ebola và có thể gây tử vong với tỷ lệ lên gần 90%. Do chưa có phương pháp điều trị chuyên sâu nên việc phòng ngừa virus Marburg là điều cần thiết – đặc biệt trong vấn đề tiếp xúc và sử dụng các sản phẩm từ động vật.
- Tình hình sức khỏe của các bệnh nhân nhập viện cấp cứu do tai nạn giao thông liên hoàn ở Hà Nội
- Bé sơ sinh 27 ngày tuổi bị lây thủy đậu từ mẹ, suy hô hấp biến chứng nặng
Virus Marburg (Marburg Virus Disease – MVD) là một virus RNA thuộc họ Filovirus, cùng họ với virus Ebola, đây là loại virus lây truyền từ động vật sang người, gây sốt xuất huyết và xuất huyết nghiêm trọng ở nhiều bộ phận trong cơ thể.
Vật chủ ban đầu chứa virus Marburg là dơi ăn quả châu Phi, có tên gọi Rousettus aegyptiacus. Dơi ăn quả bị nhiễm virus Marburg không có dấu hiệu bệnh rõ ràng, khó nhận biết. Nhưng các loài linh trưởng (bao gồm cả con người) mắc bệnh có thể phát triển triệu chứng nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao tương tự với Ebola.
Giống với Ebola, virus Marburg gây sốt xuất huyết – được gọi sốt xuất huyết Marburg, người bệnh sẽ sốt cao đột ngột và chảy máu ở nhiều bộ phận của cơ thể, gây sốc, suy tạng và tử vong nhanh.
Virus Marburg lây truyền từ vật chủ động vật sang người. Marburg và Ebola là virus cùng họ Filoviridae. Đây là hai bệnh hiếm gặp, nhưng có thể bùng phát dữ dội với tỷ lệ tử vong cao.
Ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới, trong giai đoạn từ ngày 7/1 – 7/2 ghi nhận tại Guinea Xích đạo (quốc gia ở Tây Phi) có 9 người tử vong và 16 người có triệu chứng sốt cao, nôn do sốt xuất huyết Marburg. Vì lo ngại nguy cơ lây lan rộng nên hiện Bộ Y tế Guinea Xích đạo đã thực hiện phong tỏa tỉnh Kie-Ntem và huyện Mongomo liền kề, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của 4.325 người.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tử vong các ca bệnh trong đợt bùng phát đầu tiên năm 1967 là 24%, song tăng lên 83% trong đợt dịch ở Congo năm 1998-2000, tiếp tục tăng lên 100% vào năm 2017 khi lây lan ở Uganda. Theo đó, tỷ lệ tử vong dao động từ 23% đến 90%, tùy thuộc vào chủng virus và cách giám sát và điều trị ca bệnh.
Không dễ để có thể chẩn đoán lâm sàng virus Marburg sớm, chính xác vì các triệu chứng của virus tương tự nhiều bệnh nhiễm khác như sốt rét hoặc sốt thương hàn, viêm màng não và các bệnh sốt xuất huyết do virus khác (vd Ebola). Tỷ lệ tử vong giao động 23-90%.
Nếu nghi ngờ hoặc là đối tượng từng ở trong môi trường có nguy cơ nhiễm bệnh cao như làm việc trong phòng thí nghiệm vi sinh hay đến vùng dịch tễ: Châu Phi và có tiếp xúc với dơi ăn quả hay làm việc trong hầm mỏ hay hang động có phân dơi. trước tiên người bệnh cần phải cách ly để giảm thiểu thấp nhất nguy cơ lây nhiễm.
Điều trị virus Marburg như thế nào?
Khác với Ebola, cho tới nay vẫn chưa có vaccine hay phương pháp điều trị đặc hiệu nào với virus Marburg. Vậy cách điều trị virus Marburg là gì nếu không may nhiễm bệnh? Nguyên tắc điều trị chính là phát hiện sớm – điều trị sớm – tập trung vào việc nâng đỡ,bù nước điện giải, thở oxy nếu cần điều trị triệu chứng như giảm sốt/ đau, chống xuất huyết, chống suy thận/ suy gan, hỗ trợ tim mạch, chống sốc/dị ứng và hạn chế ở mức thấp nhất các biến chứng xảy ra muộn.
Riêng kháng sinh, chỉ sử dụng trong trường hợp người nhiễm Marburg có các dấu hiệu liên quan tới bội nhiễm vi khuẩn. Những điều này giúp điều trị triệu chứng bệnh cụ thể cũng như tăng cơ hội sống cho người bệnh.
Có một số nghiên cứu đang được thử nghiệm trên động vật nhưng chưa có được áp dụng trên cơ thể người. Các nhà khoa học đang hướng tới biện pháp phát triển protein hỗ trợ miễn dịch để cơ thể có sự chống trả tốt hơn nếu bị virus Marburg xâm nhập và tấn công.