Trước tình hình dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, nhiều ca nặng và ghi nhận thêm những trường hợp tử vong, nhiều người đặt câu hỏi “có nên tiêm vaccine mũi 5 không?”.
- Tin COVID-19: 17 F0 tử vong, 2477 ca nhập viện điều trị vào dịp nghỉ lễ
- NÓNG: Số ca tử vong và chuyển nặng do COVID-19 tăng, cảnh báo nguy cơ bùng dịch sau nghỉ lễ
Số ca tử vong do Covid-19 tăng trong ba ngày nghỉ lễ
Bộ Y tế cho biết trong ba ngày đầu nghỉ lễ, cả nước ghi nhận 7 trường hợp tử vong do nhiễm nCoV, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ tuần trước.
Cụ thể, trong ngày 30/4, Việt Nam ghi nhận 3 người ở Bắc Giang, Bình Dương và Đồng Nai chết do mắc Covid-19. Đây là ngày ghi nhận số ca tử vong do nhiễm nCoV cao nhất trong suốt 4 tháng qua. Hai ngày còn lại, Bộ Y tế thông tin có thêm 4 người, tổng cộng 7 người qua đời vì Covid-19 trong ba ngày nghỉ lễ.
Như vậy, kể từ đầu dịch đến ngày 1/5, Việt Nam có 11.563.091 ca bệnh, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.841 ca nhiễm).
Dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp (Ảnh minh họa)
Có nên tiêm vaccine mũi 5 phòng Covid-19?
PGS. TS Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, bhờ vaccine Covid-19 mà Việt Nam có thể thích ứng an toàn, linh hoạt, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Vaccine giúp phòng bệnh, giảm triệu chứng chuyển nặng, từ đó giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong.
Tuy nhiên, vacccine Covid-19 không giống các vaccine có miễn dịch bền vững khác, bởi nó không ngăn cản triệt để sự lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, miễn dịch thu được từ vaccine giảm dần sau 4-6 tháng. Vì vậy, cần tiêm mũi bổ sung (mũi thứ 4) sau mũi cuối cùng, ít nhất khoảng 4-6 tháng.
Trong bối cảnh hiện nay, nếu đang bình thường, khỏe mạnh, đã tiêm đủ mũi cơ bản, mũi nhắc lại và mũi tăng cường (tổng cộng 4 mũi) thì không cần thiết tiêm mũi 5 (mũi nhắc lại lần 3).
Việc tiêm vaccine hiện tại cần ưu tiên cho nhóm dễ bị tổn thương như người già, bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người chưa tiêm đầy đủ các mũi vaccine (như đã nêu ở trên). Nhóm này cần được khẩn trương tiêm vét để nhận được đủ liều, vì họ dễ nhiễm bệnh, nguy cơ chuyển nặng và tử vong cao hơn.
PGS. TS Phạm Quang Thái cho biết thêm, trong trường hợp đã đầy đủ vaccine và bạn trong nhóm có bệnh nền, đặc biệt là suy giảm miễn dịch và đã tiêm hoặc đã nhiễm cách đây trên 10 tháng thì có thể thêm một mũi tiêm mũi tăng cường nữa.
Tiêm vaccine Covid-19 vẫn được coi là giải pháp tốt nhất để phòng tránh dịch (Ảnh minh họa)
Chia sẻ thêm về vấn đề này, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa Y tế Công cộng Trường đại học Y dược TP.HCM cho hay, theo nhiều nghiên cứu, người trẻ khỏe, không thuộc nhóm nguy cơ cao thì chỉ nên tiêm 3 mũi vắc xin phòng COVID-19.
Còn với những người cao tuổi, thuộc nhóm nguy cơ cao khuyến cáo tiêm mũi 4 và có thể tính đến mũi 5.
"Ở những nhóm người nguy cơ cao, khi miễn dịch giảm dần thì kháng thể chống lại vi rút SAR-CoV-2 cũng giảm đi. Khi dịch có dấu hiệu tăng và nếu đã qua 6 tháng kể từ thời điểm tiêm vắc xin thì nên tiêm lại", PGS.TS Đỗ Văn Dũng phân tích.