Là một căn bệnh nguy hiểm có thể làm hỏng lục phủ ngũ tạng, sau khi đưa bé đi kiểm tra, người mẹ đau lòng với kết quả bác sĩ chẩn đoán.
- Những ai dễ mắc bệnh khi biến thể XBB xuất hiện?
- Đã có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
Theo Tri thức và cuộc sống, con gái 4 tuổi của người mẹ có dấu hiệu bất thường bầm tím ở chân. Không phải do té ngã hay biểu hiện của việc bị đánh, qua khám xét, kiểm tra, hóa ra đứa trẻ bị ban xuất huyết dị ứng, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.
Theo BS. Trần Lệ Hoa, bác sĩ điều trị cho trường hợp này cho biết, khi người mẹ đưa con đến bệnh viện để được tư vấn, bác sĩ phát hiện chân bé gái có điều gì đó không ổn.
Theo chia sẻ của mẹ bé, chân bé thường bị thâm tím mà không phải do va chạm, không bị ngã, không bị bắt nạt ở trường. Nghe vậy, bác sĩ cũng nghi ngờ liệu có bạo lực gia đình hay không nên hỏi thẳng, đồng thời tiến hành một loạt các xét nghiệm liên quan.
Bác sĩ tiến hành kiểm tra kĩ hơn, cuối cùng phát hiện cháu bé mắc bệnh ban xuất huyết dị ứng hay bệnh Henoch-Schonlei - viêm mao mạch dị ứng, là một dạng ban xuất huyết dị ứng, gây viêm và chảy máu trong các mạch máu nhỏ ở da, khớp, ruột và thận của bạn.
Tình trạng này còn được gọi là viêm mạch máu, có thể làm các mạch máu của các cơ quan bị rò rỉ và sẽ dẫn đến một số triệu chứng nghiêm trọng, thường xảy ra ở độ tuổi từ 3 đến 15.
Biểu hiện của căn bệnh
Có nhiều quan điểm khác nhau về nguyên nhân của bệnh viêm mao mạch dị ứng ở trẻ và hiện chưa thống nhất được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đồng thuận các yếu tố liên quan của bệnh viêm mao mạch dị ứng ở trẻ. Trong đó các yếu tố liên quan bao gồm: Sau nhiễm trùng, nhiễm virus như: EBV, viêm gan C, Parvovirus, Adenovirus, Thủy đậu, Rotavirus…; Nhiễm vi khuẩn: Mycoplasma, Helicobacter Pylori, lỵ trực khuẩn, thương hàn… có thể dẫn đến viêm mao mạch dị ứng ở trẻ.
Đầu tiên bệnh nhân sẽ có hiện tượng sưng phù từ bàn chân, đôi khi là bầm tím, thậm chí sưng đến đầu gối, gây đau khớp, nghiêm trọng hơn nữa là gần 60 đến 70% người mắc bệnh sẽ bị đau dạ dày và chảy máu nhiều, đặc biệt lưu ý các bệnh về máu.
Quá trình đông máu bất thường sẽ liên quan đến tiểu cầu hoặc chức năng đông máu, nếu tính đàn hồi của mạch máu yếu, đó là ảnh hưởng của các cơ quan khác, phổ biến nhất là các vấn đề về gan và thận, cũng liên quan đến quá trình đông máu và tạo máu.
Một số người do nhiễm trùng mà sinh ra một số kháng thể, kết hợp với thể xương sẽ gây ra hiện tượng viêm mạch, mạch máu trở nên rất dễ vỡ, xuất hiện ban xuất huyết phạm vi lớn hơn, trông giống như vết bầm tím, phải đặc biệt cẩn thận.
Cách phòng viêm mao mạch dị ứng
Theo Báo Sức khỏe và đời sống, tổn thương ở hệ tiêu hóa khi viêm mao mạch dị ứng ở trẻ có biểu hiện đau bụng, nôn và buồn nôn, trẻ sẽ đại tiện có máu.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ, cha mẹ cần vệ sinh mũi miệng, vệ sinh da, vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ. Chú ý, người chăm sóc cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc, dọn vệ sinh và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.
Khi trẻ viêm mao mạch dị ứng cần cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, lỏng, dễ tiêu, dễ nuốt. Cần cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều thức ăn có vitamin C. Tuy nhiên, nên cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường. Lưu ý, cần tái khám theo hẹn của bác sĩ, nhằm phát hiện sớm các biến chứng viêm thận ở trẻ.
Để phòng ngừa viêm mao mạch dị ứng ở trẻ, cha mẹ không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, nhất là khi dùng kháng sinh. Tránh tối đa trẻ bị côn trùng đốt, tránh bị nhiễm lạnh, tránh thức ăn, tiếp xúc các yếu tố xác định trong tiền sử dị ứng. Ngoài ra, cần vệ sinh nhà cửa, quần áo, đồ chơi, đồ sinh hoạt của trẻ thường xuyên. Rửa tay khi chăm sóc trẻ, trước và sau khi làm đồ ăn cho trẻ.
Khi phát hiện các biểu hiện nghi ngờ viêm mao mạch dị ứng, cần đưa trẻ đến khám tại các cơ ở y tế chuyên khoa nhi để được tư vấn và điều trị.