Trong cuộc sống, đôi khi cần phải sống chậm lại để tận hưởng tất cả những thành quả do mình tạo ra. Nhưng đối với sức khỏe, không phải lúc nào chậm chạp cũng là tốt.
- Mắc căn bệnh hiếm gặp, 2 anh em ở Tuyên Quang nổi hàng trăm khối u trên cơ thể
- 5 dấu hiệu cảnh báo bị huyết áp thấp, không nên chủ quan vì có thể gây nhồi máu cơ tim nguy hiểm
Đàn ông tuổi thọ ngắn có 2 nhỏ
Cơ bắp nhỏ
Về cơ bản, đàn ông đảm nhận hầu hết các công việc nặng nhọc trong cuộc sống, và nguồn sức mạnh của đàn ông chính là cơ bắp, một người đàn ông có cơ bắp chắc khỏe sẽ không có thể chất kém.
Đỉnh cao của khối lượng cơ bắp ở nam giới là trong độ tuổi từ 30 đến 40. Sau 45 tuổi, khối lượng cơ bắp dần mất đi và sức mạnh không còn tốt như trước. Cổ tay yếu đi, lực nắm dần dần giảm xuống.
Ảnh minh họa.
Dung tích phổi nhỏ
Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm tra dung tích phổi của mình và hiểu được liệu bản thân có đang lão hóa đi hay không. Những người có dung tích phổi lớn hơn người khác thường có thể hít nhiều oxy hơn vào cơ thể, nhờ đó duy trì hiệu quả hơn các hoạt động bình thường của các cơ quan khác nhau trong cơ thể, có lợi cho sức khỏe của thân thể.
Ngược lại, nếu dung tích phổi của bạn nhỏ hơn so với người khác thì sẽ dễ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Điều này liên quan mật thiết đến tính mạng của chính bạn, vì vậy phải chú ý giữ gìn sức khỏe.
Đàn ông tuổi thọ ngắn có 4 chậm
Đi chậm
Cơ thể con người cần dựa vào đôi chân để đi lại, nhưng khi tuổi tác tăng lên, sức mạnh của cơ chân trở nên yếu hơn. Các tổn thương cũng có thể xuất hiện ở khớp như viêm khớp, thấp khớp… Theo thời gian, các khớp sẽ bị phá hủy dẫn đến biến dạng khớp và ảnh hưởng đến tốc độ đi lại.
Ảnh minh họa.
Thời gian chìm vào giấc ngủ chậm
Giấc ngủ là hoạt động sinh lý quan trọng theo nhịp sinh học của cơ thể, chiếm trung bình khoảng 1/3 thời gian trong ngày. Với người khỏe mạnh, thời gian để chìm vào giấc ngủ của họ rất nhanh, đồng thời sẽ ít khi tỉnh giấc vào giữa đêm.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Sealy UK (Anh), những người ngủ trung bình 9 giờ và 10 phút mỗi đêm sẽ có diện mạo tươi trẻ, khỏe khoắn nhất vào ngày hôm sau.
Ngược lại, nếu mỗi đêm bạn đều trằn trọc trên giường quá 30 phút mà vẫn không thể ngủ được thì điều đó có nghĩa bạn đã mắc chứng mất ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn sẽ trở nên mệt mỏi, uể oải, giảm hiệu quả công việc.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh một người có chất lượng giấc ngủ thấp thường đi kèm với suy nhược cơ thể, da xấu, giảm tuổi thọ, thậm chí hình thành ung thư.
Đại tiện chậm
Khi chúng ta lớn tuổi, chức năng đường tiêu hóa sẽ bắt đầu suy giảm, dễ bị tích tụ thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe của lá lách và dạ dày, đồng thời xảy ra tình trạng táo bón, đi ngoài lâu hơn.
Theo thời gian, nó sẽ từ từ dẫn đến độ ẩm trong cơ thể tăng lên và con người sẽ ngày càng béo hơn. Khi cơ thể trở nên béo hơn, thể lực sẽ kém hơn trước rất nhiều.
Chậm lành vết thương
Con người bị thương là điều khó tránh khỏi, thanh niên khi bị thương sẽ chảy máu, vết thương sẽ đóng vảy trong thời gian ngắn. Nhưng đối với người cao tuổi, cơ chế đông máu trong cơ thể sẽ bị suy giảm, khi vết thương bị rách cần dùng thuốc để cầm máu.
Hơn nữa, thời gian chữa lành vết thương rất lâu, tốc độ chữa lành cũng chậm, tốc độ sửa chữa tế bào đặc biệt chậm.
Đàn ông muốn sống thọ cần 2 thêm, 3 bớt
Uống thêm nước
Nước rất quan trọng đối với cơ thể con người, uống đủ nước giúp duy trì sự ổn định của môi trường bên trong cơ thể, đồng thời bảo vệ và nuôi dưỡng gan.
Tập thể dục nhiều hơn
Người tập thể dục thường xuyên có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu, khiến cơ thể ngày càng dẻo dai.
Ăn ít đi
Người trường thọ đặc biệt chú trọng chế độ ăn uống, phần lớn họ thường ăn no 7, 8 phần, sẽ không ăn quá nhiều.
Bớt thức khuya
Thức khuya trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự co thắt của mạch máu, ảnh hưởng đến tính lưu động của máu, dễ thúc đẩy xơ vữa động mạch, máu không đủ cũng sẽ gây tổn hại đến khí huyết trong cơ thể. Thức khuya sẽ làm tiêu hao nhiều máu gan bởi đây là chất quan trọng nhất để sửa chữa các tế bào gan bị tổn thương.
Ảnh minh họa.
Bớt lười biếng
Nhiều bệnh tật trong cơ thể do lười vận động gây ra như cao huyết áp, mỡ máu cao, các bệnh về khớp,…