Đo huyết áp rất quan trọng nhưng ít ai biết khung giờ đo để có kết quả chính xác nhất

Sức khỏe 11/05/2023 09:06

Đo huyết áp là việc rất quan trọng và thường xuyên với người lớn tuổi nhưng đo vào giờ nào trong ngày để đạt kết quả chính xác nhất thì không phải ai cũng biết.

Huyết áp là gì?

Đo huyết áp rất quan trọng nhưng ít ai biết khung giờ đo để có kết quả chính xác nhất - Ảnh 1
Đo huyết áp là việc rất quan trọng và thường xuyên với người lớn tuổi.

Huyết áp là áp lực máu trong động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Huyết áp bình thường của mỗi người thường dao động quanh 120/80 mmHg. Huyết áp cao là khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) từ 140 mmHg trở lên và/ hoặc huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) từ 90 mmHg trở lên. Nếu chỉ số huyết áp của chúng ta luôn thấp hơn 90/60 mmHg thì được xem là huyết áp thấp.

Huyết áp thay đổi trong ngày như thế nào?

Huyết áp không cố định mà thay đổi tùy theo sự hoạt động của cơ thể và tùy theo thời gian trong ngày.

Thông thường, huyết áp sẽ có khuynh hướng cao hơn vào buổi sáng và thấp hơn vào buổi tối. Đỉnh thấp nhất thường rơi vào lúc chúng ta ngủ sâu nhất.

Nếu vào buổi sáng mà huyết áp lên cao và tiếp tục cao suốt ngày thì có thể là ta bị cao huyết áp. Nên đo và ghi số kết quả trong vài ngày và cho bác sĩ hay để xác định bệnh.

Do đó, bệnh nhân bị cao huyết áp cần phải thường xuyên đo huyết áp ở nhà một cách đều đặn. Việc này tưởng như đơn giản, nhưng cũng có nhiều điều cần lưu ý, để kết quả được chính xác.

Một số thắc mắc thường được nêu ra là khi nào đo huyết áp? Đo bao nhiêu lần trong ngày? Tại sao khi đi bác sĩ thì huyết áp cao hơn là khi đo ở nhà? Tại sao kết quả đo không giống nhau sau khi đo hai ba lần? Máy đo huyết áp nào tốt?

Nên đo huyết áp ở nhà vào lúc nào?

Thời điểm đo huyết áp chính xác nhất là thời điểm buổi sáng, ngay sau khi thức dậy và trước khi bạn bước ra khỏi giường.

Vì huyết áp có thể lên xuống trong những điều kiện nhất định, nên để biết một người có bị cao huyết áp hay không, thì không thể xác định qua 1 lần đo, mà phải đo nhiều lần trong ngày.

Lưu ý chọn những thời điểm cố định trong ngày để giúp việc so sánh sau khi tổng hợp kết quả sẽ thuận lợi và chính xác hơn. Nên ghi lại chỉ số huyết áp, bao gồm cả huyết áp tâm thu lẫn huyết áp tâm trương, nhịp tim trong một cuốn nhật ký sẽ giúp việc theo dõi sức khỏe tại nhà được thuận tiện hơn.

Khi đo huyết áp, nên đo khoảng 2 lần liên tiếp và khoảng cách giữa mỗi lần đo có thể là 5 phút. Có thể đo 2 tay hoặc chọn tay có kết quả cao hơn.

Các lần đo huyết áp đều thực hiện sau khi cơ thể đã được nghỉ ngơi ít nhất 3-5 phút với tinh thần hoàn toàn thoải mái., không nói chuyện trong và giữa các lần đo huyết áp. Tuyệt đối không đo huyết áp sau bữa ăn no hay lúc quá đói, quá mệt, đang buồn tiểu, sau khi hút thuốc hoặc uống cà phê hoặc đang trong tình trạng căng thẳng, nóng giận.

Tư thế đo huyết áp

Đo huyết áp có thể thực hiện khi ngồi lẫn khi nằm với tư thế thoải mái và điều kiện là vị trí đặt máy đo trên bắp tay hay trên cổ tay ngang với tim.

Lúc này, người bệnh nên ngồi ghế có tựa, tay đặt trên bàn hay nằm ngửa, tay để xuôi theo thân mình; đồng thời, không mặc quần áo quá bó hay quá chật dễ khiến huyết áp tăng giả tạo. Tốt nhất đo liên tiếp 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 phút và lấy con số trung bình giữa 2 lần đo cuối.

Đo cùng lúc hai tay và chọn tay có chỉ số huyết áp cao hơn.

 

5 điều tuyệt đối không nên làm sau 9H TỐI vì có thể khiến cơ thể mệt mỏi, dễ gây ra nhiều bệnh về tim mạch và cao huyết áp - 90% người Việt mắc phải lỗi cuối cùng!

Cơ thể bạn có thể ngày một yếu đi nếu cứ thường xuyên thực hiện 5 điều này sau 9h tối, xem và nhớ hạn chế thực hiện nhé!

TIN MỚI NHẤT