Những ngày nắng nóng cao điểm, làm gì để tránh sốc nhiệt?

Sức khỏe 21/06/2022 07:44

Những ngày qua, cả nước đang hứng chịu đợt nắng nóng cao điểm. Nhiệt độ cao có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao. Sốc nhiệt gây ra bởi cơ thể quá nóng, thường do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng sức ở nhiệt độ cao. Phòng tránh sốc nhiệt do nắng nóng bao gồm uống đủ chất lỏng và tránh nhiệt độ quá cao.

Hạn chế ra ngoài vào lúc nắng nóng cao điểm

Bạn nên hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian 13-16h, bởi đây là thời điểm nắng nóng nhất trong ngày. Hãy lên lịch làm việc ngoài trời vào lúc râm mát như sáng sớm hoặc chiều tối. Tránh làm việc dưới ánh nắng mặt trời kéo dài. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang,...

Người dân hạn chế đến mức tối đa ra ngoài trời trong khoảng thời gian 11-15h. Tùy theo tính chất, đặc thù công việc mỗi người cần chống nắng khác nhau, có mũ rộng vành, áo dài tay, kính mắt để che chắn, giảm tác động của nhiệt. Lưu ý mặc đồ nhẹ, rộng, ví dụ như đồ cotton để dễ toát mồ hôi. Khi ra đường cần mặc kín, tránh quần áo quá dày và tối màu vì sẽ dễ hấp thụ nhiệt.

Những ngày nắng nóng cao điểm, làm gì để tránh sốc nhiệt? - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Duy trì độ ẩm cơ thể 

Uống đủ nước, tránh mất nước và muối khi phải làm việc hoặc đi ngoài trời nắng nóng. Cơ thể thường mất nhiều nước và điện giải do nhiệt vào mùa hè. Để sẵn một ít muối, đường và nước bên cạnh và bổ sung chúng bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Điều này sẽ giúp duy trì cân bằng nước và điện giải suốt ngày.

Đặc biệt cần phải uống đủ nước. Bởi nước mất đi rất nhiều qua mồ hôi, nếu không uống đủ nước cũng khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, dễ gây sốc nhiệt. Thời tiết nóng như hiện nay cần uống 2 - 3 lít nước mỗi ngày.

Bôi kem chống nắng 

Ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến cháy nắng và hình thành sắc tố. Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Cần lưu ý thêm về chọn kem chống nắng có chỉ số SPF và PA phù hợp.

Nắng nóng gay gắt không những khiến cơ thể dễ bị sốc nhiệt mà còn có thể làm da bạn bị cháy nắng, phồng rộp và có thể bị ung thư da. Do đó, trước khi ra ngoài, bạn nên bôi kem chống nắng để bảo vệ da khỏi những nguy cơ tiềm ẩn này. 

Những ngày nắng nóng cao điểm, làm gì để tránh sốc nhiệt? - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Đeo kính râm

Tiếp xúc với ánh nắng chói chang, lại chứa tia UV trong suốt mùa hè có thể làm tổn thương đôi mắt, gây ra nhiều bệnh mắt như: Viêm kết mạc, viêm giác mạc, khô mắt,... Đeo kính râm khi ra ngoài sẽ giúp bảo vệ đôi mắt.

Đôi mắt bạn bị ảnh hưởng rất nhiều trong suốt mùa hè. Viêm kết mạc, khô mắt là những bệnh mùa hè phổ biến. Đeo kính râm khi ra ngoài sẽ giúp bảo vệ khỏi tia UV.

Những ngày nắng nóng cao điểm, làm gì để tránh sốc nhiệt? - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả

Việc ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng giúp cơ thể chống lại nắng nóng. Một số loại hoa quả có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc như: bí đao, mướp đắng, dưa chuột, đào, dưa hấu, táo.... 

Ngoài ra, bạn nên tránh thực phẩm chiên nướng, nhiều dầu mỡ. Ăn quá nhiều dầu mỡ không chỉ khiến bạn đầy bụng mà còn gây ra chứng khó tiêu.

Ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa. Tránh đồ ăn vặt, thay vào đó là các bữa nhẹ hoa quả và salad giúp dễ tiêu, cung cấp năng lượng và có tính mát. Cần hạn chế một số gia vị hoặc đồ ăn có tính cay, nóng vì có thế làm cơ thể nóng hơn, khó chịu.

Tham khảo ngay các loại thực phẩm đẩy mạnh quá trình hồi phục cơ sau chấn thương

Bạn đang gặp chấn thương hãy tham khảo các loại thực phẩm dưới đây để hồi phục nhanh chóng hơn.

TIN MỚI NHẤT