Việc nhận biết được các dấu hiệu bệnh trĩ nội giúp người bệnh tìm hiểu và lựa chọn những phương pháp điều trị thích hợp, sớm đẩy lùi triệu chứng của bệnh.
Nội dung bài viết
Trong cuộc sống ngày nay có rất nhiều nguyên nhân tác động khiến bạn bị mắc phải căn bệnh trĩ nội, đặc biệt bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi. Cùng đi tìm hiểu những dấu hiệu bệnh trĩ nội và cách điều trị hiệu quả tại nhà qua nội dung bài viết dưới đây.
Thế nào là bệnh trĩ nội
Trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị phình to và giãn quá mức, trong đó búi trĩ là một khối thịt thừa nhỏ, khi bệnh phát triển thì khối thịt thừa này sẽ to dần và có hiện tượng bị sa ra ngoài.
Bệnh trĩ được phân thành 2 loại chính là: trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó trĩ nội có những đặc điểm phân biệt là vị trí mọc búi trĩ nằm trong ống hậu môn. Người bị trĩ nội có thể có hiện tượng chảy máu, nghẹt, sa trĩ và viêm da xung quanh vùng hậu môn.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ nội
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh trĩ nội, trong đó có thể kể đến như:
- Tĩnh mạch tại hạ bộ trực tràng, hậu môn bị phình gập, thu hẹp ống hậu môn khiến việc đẩy phân ra ngoài trở nên khó khăn hơn.
- Các bệnh tiêu chảy, táo bón gây ra hiện tượng nóng, lạnh quá mức ở hậu môn khiến cho trực tràng bị kích thích.
- Do sự gia tăng lên áp lực vùng bụng ở một số người mắc bệnh như: người có khối u trong ổ bụng, người bị phì đại tuyến tiền liệt hay phụ nữ đang mang thai.
- Các thói quen sinh hoạt không đúng cách như: ăn quá no, nhịn đi vệ sinh, ngồi xổm quá lâu… là nguyên nhân dẫn đến trĩ nội.
- Căng thẳng, áp lực trong công việc, cuộc sống, thói quen lười vận động rất dễ bạn mắc trĩ nội, đặc biệt đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến trĩ nội ở những người trẻ tuổi.
Những dấu hiệu bệnh trĩ nội
Dấu hiệu bệnh trĩ nội thường khó phát hiện do do búi trĩ nội nằm bên trong ống hậu môn, một vài biểu hiện của bệnh trĩ nội thường hay gặp là: đau rát hậu môn đặc biệt là lúc đi đại tiện, đại tiện ra máu, sa búi trĩ…
Bên cạnh đó cách nhận biết bệnh trĩ nội còn dựa vào 4 cấp độ của bệnh, với từng cấp độ sẽ có những biểu hiện cụ thể khác nhau:
- Cấp độ 1: Những bệnh nhân bị trĩ nội độ 1 thường không có nhiều dấu hiệu rõ ràng, bạn chỉ nhận biết được qua hiện tượng đi đại tiện ra máu, bên cạnh đó dịch nhầy chảy ra khiến hậu môn bị ẩm ướt cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị trĩ nội ở giai đoạn đầu.
- Cấp độ 2: Lúc này búi trĩ đã sa thấp hơn, nằm thập thò bên trong hậu môn. Lúc này khi đi đại tiện búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào.
- Cấp độ 3: Búi trĩ đã sa ra ngoài không chỉ trong lúc đại tiện mà khi vận động mạnh người bệnh cũng nhận thấy hiện tượng này. Búi trĩ không thể tự thụt trở lại, người bệnh phải tự dùng tay nhét lại.
- Cấp độ 4: Búi trĩ sẽ sa ra ngoài hậu môn thường xuyên hơn, người bệnh cũng không thể dùng tay để đưa búi trĩ vào trong hậu môn được nữa. Ở cấp độ 4 người bệnh sẽ đối mặt với những biến chứng rất nguy hiểm của bệnh trĩ như: ung thư hậu môn, hoại tử búi trĩ… bên cạnh đó người bệnh sẽ có rất nhiều nguy cơ phải sử dụng hậu môn nhân tạo suốt đời.
Qua đây bạn cũng đã có thể tự trả lời cho câu hỏi: bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? Căn bệnh này sẽ rất nguy hiểm nếu như bạn để tình trạng bệnh tiến triển nặng ở cấp độ 4, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Cách điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả tại nhà
Bệnh trĩ nội cần được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị trĩ nội hiệu quả tại nhà dưới đây:
- Rau diếp cá: Bạn có thể dùng rau diếp cá xay lấy nước uống hàng ngày hoặc giã nát rau diếp cá đắp trực tiếp lên các búi trĩ. Rau diếp cá sẽ có tác dụng giảm đau, ngứa của búi trĩ, đồng thời giúp làm teo nhỏ búi trĩ hiệu quả.
- Đu đủ: Bạn lấy đu đủ xanh giã nát rồi đắp trực tiếp lên búi trĩ sẽ có tác dụng làm teo búi trĩ. Lưu ý nên chọn những quả đu đủ có nhiều nhựa sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
- Lá trầu không: Bạn lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch, sau đó nấu với nước đun sôi khoảng 5 phút, rồi đổ ra chậu thau. Tiến hành xông hậu môn để giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ nội.
Thực hiện đều đặn 1 ngày 2 lần đến khi giảm hẳn các triệu chứng của bệnh trĩ nội.
Trên đây là những nội dung tìm hiểu về dấu hiệu bệnh trĩ nội, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tại nhà. Hy vọng với những thông tin này, những ai đang mắc phải trĩ nội có thể nhận biết rõ bệnh tình của mình và lựa chọn cách thức điều trị phù hợp để không có những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.