Trong sinh hoạt hàng ngày, thi thoảng chúng ta bị ợ nóng gây khó chịu ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động khác và công việc. Việc tìm ra cách chữa khỏi chứng bệnh này là một kiến thức ai cũng nên biết.
- Bị ợ hơi liên tục là bệnh gì? Cách trị ợ hơi liên tục hiệu quả
- Nguyên nhân và cách chữa trị chứng buồn nôn đau bụng dưới
Triệu chứng ợ nóng là một hiện tượng khá phổ biến xảy ra trong đời sống hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng nếu người bệnh thiếu kiến thức. Đây không hẳn là một căn bệnh, mà là một hệ quả của rối loạn tiêu hóa, ngoài ra còn có những nguyên nhân khác gây ra bị ợ nóng cổ. Để biết thêm về tình trạng và cách điều trị khi bị ợ nóng, hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Thế nào là bị ợ nóng?
Trước hết, phải hiểu được hay bị ợ nóng là bệnh gì. Ợ nóng được lý giải là hiện tượng trào ngược của acid từ dạ dày, gây nóng rát ở vùng ngực rất khó chịu. Triệu chứng bắt nguồn từ thực quản, lan dần lên cổ họng và sau mang tai. Người bệnh có cảm giác như bị lửa thiêu lồng ngực, cơn đau nhức càng gia tăng nếu nằm xuống hoặc cong gập cơ thể. Với những biểu hiệu đau nhức ở mức độ nặng, người bệnh có thể có cảm giác buồn nôn, mất vị giác, lâu ngày gây dẫn đến sụt cân. Nếu bệnh kéo dài có thể gây ra những biến chứng khó chữa và ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa.
Bị ợ nóng thì phải làm gì?
Có nhiều cách để điều trị ợ nóng, tùy vào mức độ cũng như tình trạng bệnh. Vì bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nên cần cẩn trọng trong các sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể tham khảo.
- Dùng thuốc không kê đơn: Đây là cách chữa bình dân, tạm thời cho những cơn ợ nóng bột phát không nghiêm trọng. Các loại thuốc như thuốc kháng acids góp phần chung hòa acid trong dạ dày, giảm được tác dụng của chứng ợ nóng lên các cơ quan nội tiết, thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton,…
- Điều trị bằng các liệu pháp chuyên khoa: Nếu những phương pháp thông thường không đạt hiệu quả, phải lập tức tới các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị. Đây sẽ không còn là căn bệnh nguy hiểm nếu tuân theo chỉ dẫn của chuyên gia. Phương pháp bác sĩ thường dùng để chẩn đoán bệnh và điều trị ợ nóng là: chụp X-quang, nội soi và xét nghiệm acid. Ngoài ra, biện pháp đo áp lực thực quản cũng hỗ trợ cho bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp cho từng trường hợp.
- Thay đổi chế độ sinh hoạt: Một chế độ sinh hoạt điều độ và lành mạnh cũng sẽ giúp bạn tránh được bệnh ợ nóng. Nên phân chia thời gian ngủ nghỉ và ăn uống hợp lý. Không ăn ngay trước khi ngủ mà nên để tối thiểu 3 tiếng đồng hồ hãy ngả lưng. Chia nhiều thời điểm và các bữa nhỏ trong ngày để ăn, tránh ăn dồn một và lệch bữa, dễ gây những rối loạn không chỉ về hệ tiêu hóa, mà cả thần kinh. Tránh mặc quần áo quá chật. Giữ cho cân nặng ở mức độ ổn định vì tăng cân sẽ gây áp lực lên dạ dày, hình thành những acid độc hại. Tránh xa thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
- Vận động thể chất: Thể dục thể thao hàng ngày giúp cơ thể có sức đề kháng tốt, tiêu trừ chất độc ứ đọng. Tinh thần phải luôn thoải mái, suy nghĩ nhiều gây stress cũng sẽ dẫn đến ợ nóng. Hãy kết hợp hít thở, chạy bộ, uống nước và ngủ với gối kê cao cũng là những cách rất hiệu quả. Lưu ý giảm đường, giảm mỡ trong khẩu phần ăn, chú ý uống thật nhiều nước.
Bị ợ nóng nên ăn gì? Các loại thực phẩm nên tránh đối với người bệnh ợ nóng
Vậy người bị ợ nóng thì nên ăn gì? Hãy nhớ những đồ ăn cay, nóng là một trong những nguyên nhân lớn nhất sản sinh chất khí độc trong cơ thể, gây ợ nóng, do đó, bạn cần phải kiêng ăn những đồ này. Cam, quýt, cà chua, bưởi cũng không nên ăn khi bị ợ nóng. Các loại thực phẩm có nhiều chất béo cũng cần được loại trừ ra khỏi thực đơn. Ngoài ra, bạc hà cay, đồ uống có cồn các loại chất kích thích, đồ chiên xào,… hành củ dưa muối lên men cũng là những tác nhân trực tiếp sinh ra khí ga gây đầy hơi, sinh ợ nóng.
Các đối tượng đặc biệt bị ợ nóng
- Phụ nữ mang thai xuất hiện triệu chứng ợ nóng tương đối phổ biến. Theo thống kê, hơn một nửa số phụ nữ mang thai đều mắc ợ nóng, đa phần trong thời điểm cuối thai kỳ. Việc gia tăng nồng độ hormone, áp lực bụng từ thai nhi dẫn đến những cơn đầy hơi, ợ nóng. Với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể tự chữa bằng các cách đã nêu trên như: ăn uống sinh hoạt lành mạnh, ngủ nghỉ đúng giờ, tránh các loại thức ăn gây đầy hơi hoặc cay nóng. Nên mặc quần áo rộng rãi để cơ thể được thoải mái, giảm ức chế vùng bụng.
- Người có tiền sử các bệnh về đường tiêu hóa, hệ tiêu hóa kém đề kháng dẫn đến phát sinh khí độc, lâu dần gây chướng hơi, ợ nóng.
Bài viết đã mang tới cho bạn đọc các hiểu biết chung về nguyên nhân và cách điều trị khi bị ợ nóng. Không chỉ điều chỉnh chế độ ăn uống, bạn còn phải kết hợp với một lối sống sinh hoạt và nghỉ ngơi cho hợp lý. Quan trọng nhất là đừng chủ quan, nên nghe lời khuyên của bác sĩ nếu những biện pháp tự chữa không đạt hiệu quả.