Bệnh thoái hóa khớp gối âm thầm phát triển, nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.
- Giải đáp sức khỏe: Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?
- Chuyên mục sức khỏe: Cách chữa thoái hoá đốt sống cổ hiệu quả
Nội dung bài viết
Bệnh thoái hóa khớp gối thường diễn tiến âm thầm, khiến người bệnh khó phát hiện cho đến khi trở nặng. Đau khớp gối, mỗi khi gập duỗi đầu gối lại có tiếng kêu lạo xạo là những biểu hiện sớm nhất của bệnh thoái hóa khớp khối, nhưng nhiều người lại chủ quan bỏ qua. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về căn bệnh này, từ đó giúp bạn có phương pháp chữa trị kịp thời và đảm bảo sức khỏe.
Thế nào là bệnh thoái hóa khớp gối?
Bệnh thoái hóa khớp gối là tình trạng thoái hóa loạn dưỡng ở khớp gối, có biểu hiện là bề mặt sụn khớp bị biến đổi, tiếp theo là khớp, hình thành gai xương và cuối cùng là biến dạng khớp.
Trong giai đoạn đầu, khớp chưa bị tổn thương lớp dịch bên trong. Tuy nhiên càng về sau, dịch khớp sẽ càng ngày càng yếu, làm tăng ma sát giữa các đầu khớp, sụn khớp bị hao mòn, khiến khe khớp bị hẹp, khả năng vận động ở khớp gối bị ảnh hưởng, gây đau, di chuyển khó khăn.
Triệu chứng bệnh thoái hoá khớp gối
- Đau xung quanh khớp gối hoặc một vài điểm ở khớp gối. Lúc đầu, triệu chứng đau ở mức độ nhẹ, xuất hiện khi đi lại nhiều hoặc lên xuống cầu thang, đặc biệt là vào ban đêm.
- Càng để lâu, khớp gối sẽ bị sưng to do viêm hoặc dịch khớp bị tràn. Việc chọc hút dịch ra sẽ giúp giảm đau, tuy nhiên cơn đau có thể tái phát bất cứ lúc nào. Khi bệnh đã ở tình trạng nặng, người bệnh sẽ bị cứng khớp, đặc biệt là sau khi vừa ngủ dậy, vào lúc sáng sớm.
- Ngoài ra, khớp gối sẽ bị cứng và khó cử động nếu ở yên hoặc không cử động trong một thời gian tương đối lâu. Khớp gối sưng to, chân có thể bị lệch khỏi trục thẳng thành kiểu vòng kiềng hoặc chân chữ X, thậm chí người bệnh có thể mất khả năng vận động.
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa khớp gối chủ yếu xảy ra với những người lớn tuổi. Nguyên nhân là do tuổi cao, cơ thể bị lão hóa, đặc biệt là những người từng lao động nặng nhọc khi còn trẻ, mang vác nhiều, ngồi yên một chỗ, đứng lâu, béo phì...
Một số trường hợp mắc bệnh thoái hóa khớp gối là do gặp phải các chấn thương như:
- Chấn thương xương đùi.
- Chấn thương xương chậu như vỡ, gãy, rạn, nứt...
- Dây chằng khớp gối bị đứt.
- Cầu dưới xương đùi bị vỡ hoặc nứt.
- Xương bánh chè bị vỡ...
- Bên cạnh đó, thoái hóa khớp gối cũng có thể do nguyên nhân viêm nhiễm gây nên.
Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp gối bằng thuốc nam
Dưới đây là những phương pháp chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng thuốc nam vô cùng hiệu quả.
Chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng ngải cứu
Ngải cứu có chứa chất khoáng và tinh dầu tự nhiên có công dụng kháng viêm, giảm đau cực kỳ tốt. Dùng ngải cứu cũng giúp cho dây chằng đàn hồi tốt hơn, tăng cường khả năng vận động linh hoạt.
- Chuẩn bị: 1 nhúm ngải cứu tươi và 1 ít mật ong nguyên chất.
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch ngải cứu, giã nát và trộn với mật ong.
- Bước 2: Vắt hỗn hợp vừa giã để lấy nước cốt.
- Bước 3: Chia nước cốt ra uống 2 lần trong ngày.
Chữa thoái hóa khớp gối bằng nghệ
Thành phần curcumin có trong củ nghệ có khả năng giảm tê cứng khớp, xương đồng thời ức chế các triệu chứng đau xương khớp gối rất tốt.
- Chuẩn bị: 1 lòng đỏ trứng gà, 1 thìa tinh bột nghệ và 2 muỗng dầu dừa.
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Trộn các nguyên liệu lại rồi cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
- Bước 2: Cho hỗn hợp ra cốc, dùng uống hết 1 lần, mỗi ngày 1 lần. Kiên trì thực hiện trong 2 tuần sẽ có hiệu quả rõ rệt.
Bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì để nhanh khỏi?
Chế độ ăn uống rất quan trọng với những người bị bệnh, đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp gối. Dưới đây là các loại thực phẩm mà người bệnh đau khớp gối nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày.
Cá nước lạnh
Các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích... chứa nhiều omega-3 có khả năng kháng viêm hiệu quả. Theo chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên ăn hơn 3 bữa cá nước lạnh trong 1 tuần.
Nước hầm xương ống
Các loại nước hầm xương ống hoặc sụn sườn của bê, bò có chứa nhiều chondroitin và glucosamin. Những hợp chất tự nhiên này là thành phần cấu thành sụn khớp. Bên cạnh đó, món ăn này còn bổ sung canxi dồi dào cho cơ thể, giúp xương chắc khỏe. Người mắc bệnh thoái hóa khớp gối có thể ăn nhiều loại thịt như thịt heo, tôm, cua, thịt gia cầm để đa dạng chế độ ăn.
Thực vật
Người bệnh nên bổ sung đầy đủ các loại rau xanh, ngũ cốc, đậu nành vào thực đơn hàng ngày. Chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa cực tốt và giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm nhiễm xương khớp.
Trái cây
Dứa, đu đủ, cam, chanh có chứa nhiều vitamin C và men kháng viêm. Chúng là những hoạt chất có khả năng kháng viêm vô cùng tốt đồng thời tăng cường sức dẻo dai cho các khớp. Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra công thức tuyệt vời để chữa thoái hóa khớp gối nhờ hỗn hợp bơ và đậu nành. Các chất trong đậu nành và bơ có tác dụng kích thích quá trình sản sinh collagen của sụn.
Bên cạnh việc ăn gì tốt, người bệnh cũng nên tránh xa những loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.
- Thực phẩm nhiều gia vị, quá mặn hay quá ngọt.
- Chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá...
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!