Người phụ nữ phát hiện suy thận vì một thói quen dễ mắc phải: Bác sĩ cảnh báo nhiều người chủ quan, ngày càng trẻ hóa

Sức khỏe 10/02/2023 16:44

Sau khi đi khám và làm kết quả xét nghiệm, người phụ nữ được chỉ định tình trạng mắc suy thận mạn tính, bệnh vô cùng nguy hiểm do một thói quen nhiều người dễ mắc này.

Người phụ nữ phát hiện suy thận vì một thói quen

Theo thông tin từ VietNamNet, chị Nguyễn D.T. (39 tuổi, trú tại Gò Vấp, TP.HCM) thấy phù nề ở chân và mặt nên đi khám. Người phụ nữ này được bác sĩ chỉ định làm các cận lâm sàng. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu cho thấy chị mắc suy thận mạn tính, phải nhập viện điều trị. Sau hơn một tuần, tình trạng phù ở quanh mắt, chân của bệnh nhân đã giảm.

Bệnh nhân này cho biết khi đi khám chị bất ngờ vì nguyên nhân gây suy thận của mình có thể do chế độ ăn chưa hợp lý. Chị lười ăn rau xanh, “hảo” thịt.

Những ca mắc trẻ hóa

Theo Báo Người Lao Động, Bác sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tại khoa điều trị của Bệnh viện Bạch Mai có những bệnh nhân còn rất trẻ chưa lập gia đình, sinh viên cũng phải gắn chặt với máy chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống. Đa số bệnh nhân đều đi khám ở các giai đoạn muộn như khi thấy mệt mỏi, sốt, phù thũng bệnh nhân mới đến khám, lúc này thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn.

Người phụ nữ phát hiện suy thận vì một thói quen dễ mắc phải: Bác sĩ cảnh báo nhiều người chủ quan, ngày càng trẻ hóa - Ảnh 1
Bệnh nhân suy thận vì thói quen trong ăn uống. Ảnh: VietNamNet

Theo các bác sĩ, tình trạng người trẻ tuổi đã bị hỏng thận hiện không hiếm gặp. Có trường hợp nữ bệnh nhân 31 tuổi nhưng đã chạy thận tới 4 năm. Trước đó, bệnh nhân này bị đái tháo đường biến chứng suy thận nên phải chạy thận nhân tạo. Hay có bệnh nhân nam 28 tuổi bị huyết áp cao nhưng do chủ quan, không kiểm soát huyết áp và uống thuốc đều đặn dẫn đến tình trạng viêm cầu thận, gây suy thận mạn khiến bệnh nhân phải chạy thận để duy trì sự sống.

Bệnh nhân suy thận không chỉ trẻ hóa mà tình trạng suy thận mạn do biến chứng của các bệnh chuyển hóa (đái tháo đường, gout) cũng tăng cao trong các năm gần đây. Nhiều thanh niên mới 24-25 tuổi đã bị đái tháo đường và cao huyết áp rồi chuyển qua biến chứng suy thận mạn khi chưa tới tuổi 30" - một bác sĩ cảnh báo.

Theo thống kê, tại Việt Nam, hơn 10 triệu người mắc bệnh thận mạn tính, trong đó, khoảng 26.000 bệnh nhân giai đoạn cuối, mỗi năm có gần 8.000 ca bệnh mắc mới.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng Khoa Nội Thận - Thận nhân tạo - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cũng chia sẻ trên VietNamNet, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh thận ngày càng trẻ hóa. Hàng ngày, rất nhiều bệnh nhân trẻ đến khám trong tình trạng bệnh đã nặng. Một số trường hợp phải chạy thận suốt đời.

Phòng ngừa sỏi thận

Cũng theo VietNamNet, thận đóng vai trò quan trọng, giúp thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể, cân bằng nước, điều hòa và sản xuất các hormone. Các yếu tố thúc đẩy bệnh thận như đái tháo đường, cao huyết áp. Người bệnh không kiểm soát tốt có thể gây biến chứng suy thận mạn, buộc phải chạy thận nhân tạo suốt đời.

Lối sống và thói quen sinh hoạt của người trẻ tuổi không hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về thận như ăn uống giàu chất đạm, ăn mặn, lười uống nước.

Người phụ nữ phát hiện suy thận vì một thói quen dễ mắc phải: Bác sĩ cảnh báo nhiều người chủ quan, ngày càng trẻ hóa - Ảnh 2
Ăn mặn và ít uống nước là thói quen gây hại cho thận. Ảnh: Internet

Khi chức năng thận bị suy giảm, các triệu chứng xuất hiện rất thầm lặng. Nếu bạn đi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ nhận thấy dấu hiệu bất thường khi chỉ số creatinin tăng cao. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh phục hồi hoàn toàn. 

Theo bác sĩ Thảo, khi xuất hiện các biểu hiện như phù mặt, tay chân, tiểu ít hơn thường ngày, nước tiểu có nhiều bọt, da xanh xao… bệnh đã phức tạp có thể chuyển qua suy thận mạn rất nhanh.

Với người bị tổn thương thận cấp, chức năng thận suy giảm đột ngột, bác sĩ sẽ điều trị bằng các biện pháp cấp cứu Trường hợp mắc ở cấp độ 1-4, bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân để điều trị hoặc làm chậm quá trình suy thận. Trường hợp giai đoạn cuối (cấp độ 5), bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo.

Người phụ nữ phát hiện suy thận vì một thói quen dễ mắc phải: Bác sĩ cảnh báo nhiều người chủ quan, ngày càng trẻ hóa - Ảnh 3
Bác sĩ Thảo cho biết chúng ta nên duy trì chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây.: Internet

Để phòng bệnh, bác sĩ Thảo cho biết chúng ta nên duy trì chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây. Bạn nên hạn chế ăn giàu đạm, nhiều mỡ dầu, ăn mặn. Nạp quá nhiều muối sẽ dẫn tới tình trạng giữ nước trong cơ thể, tăng áp suất trong các mạch máu thận, làm tăng gánh nặng cho bộ phận này.

Hiện nay, nhiều thông tin quảng cáo thuốc bổ thận, bác sĩ Thảo cho rằng hiện chưa có thuốc bổ thận. Ngoài ra, chúng ta cần uống đủ nước mỗi ngày để lọc bớt độc tố, giúp thận khỏe hơn.

Để nhận biết mình có mắc bệnh hay không, bạn có thể làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng. Tổng chi phí có các xét nghiệm này khoảng 300.000 đồng, có thể giúp bạn đánh giá được chức năng thận của mình. Vì vậy, bác sĩ Thảo chia sẻ chúng ta nên thực hiện xét nghiệm này hàng năm nhất là người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, gia đình có người thân bị bệnh thận.

 

Bụng to tương đương mang bầu 8 tháng, cô gái phát hiện khối u nang buồng trứng nặng 6,5kg phát triển rất nhanh: Nhiều chị em còn đang bỏ qua

Trong khoảng thời gian 5 tháng trở lại, nữ bệnh nhân phát hiện bụng có dấu hiệu bất thường kèm đau tức, khó thở và đã phải nhập viện khẩn cấp.

TIN MỚI NHẤT