Người mắc bệnh tuyến giáp cần lưu ý khi sử dụng các loại thực phẩm này

Sức khỏe 11/08/2022 16:44

Những thực phẩm có chứa nhiều Goitrogens được xem là không phù hợp đối với một số bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp.

Goitrogens được chỉ ra là các hóa chất tự nhiên được tìm thấy trong một số thực phẩm. Goitrogens có thể khiến tuyến giáp to ra hay còn được gọi là bướu cổ. Thực phẩm goitrogenic thường có trong rau họ cải như: bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, bắp cải và kể cả đậu nành. Cơ chế tác động của thực phẩm chứa goitrogens cụ thể là ức chế khả năng sử dụng iốt của cơ thể, ngăn cản quá trình hấp thu iốt vào tuyến giáp. Chúng cũng ức chế việc sản xuất hormone tuyến giáp, do đó, hormone này còn được ví như một liều thuốc kháng giáp, gây suy giáp.

Vì điều đó, những người mắc bệnh tuyến giáp nên cẩn trọng hơn về việc sử dụng các loại rau này.

Các thực phẩm rau họ cải

Những loại rau thuộc họ cải được chỉ ra chứa các loại goitrogens như goitrins, thiocyanat. Một số thực phẩm có chứa goitrins và/hoặc thiocyanat điển hình như: bông cải xanh, bắp cải, súp lơ trắng, cải xoăn, su hào, cây kê, quả đào, củ cải, rau chân vịt, cải xoong, dâu tây. Mặc dù có nhiều dưỡng chất bổ sung cho cơ thể, song, những thực phẩm này lại không thích hợp cho người mắc tuyến giáp, khiến bệnh trở nặng hơn.

Tuy nhiên, theo chuyên gia, việc sử dụng một số phương pháp đun nấu giảm bớt goitrogenic cao. Hấp, nấu hoặc lên men có thể làm giảm mức goitrogens hiệu quả. Nếu bạn thích rau bina hoặc cải xoăn tươi trong sinh tố, hãy thử chần rau và sau đó bảo quản chúng trong tủ đông để sử dụng  và chế biến.

Người mắc bệnh tuyến giáp cần lưu ý khi sử dụng các loại thực phẩm này - Ảnh 1
Các loại rau họ cải không tốt cho người mắc bệnh tuyến giáp. Ảnh: Internet

Đậu nành

Hạt đậu tương (có nơi gọi đậu nành, đỗ tương) – là một loại hạt rất giàu chất dinh dưỡng, rất cần cho sức khỏe con người. Đậu nành được chỉ ra là một trong số ít các loại hạt có chứa hàm lượng protein tương đương với thịt. Tỷ lệ đạm trong đậu nành chiếm khoảng 38% có thể thay thế cho nguồn đạm từ thịt động vật.

Ngoài ra, protein đậu nành không chứa cholesterol (một trong những nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não) và chỉ có hàm lượng chất béo bão hòa thấp. Đậu nành còn chứa vitamin C và folate, chúng cũng là nguồn cung cấp canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali, thiamin… dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, đậu nành chứa goitrogen nên gây ức chế sự hấp thụ hormone tuyến giáp. Đây là món ăn người mắc bệnh tuyến giáp cần kiêng đậu nành, người bệnh gout, suy thận, người đang phục hồi sau phẫu thuật, giảm sức đề kháng cũng không nên sử dụng.

Người mắc bệnh tuyến giáp cần lưu ý khi sử dụng các loại thực phẩm này - Ảnh 2
 Lượng đậu nành cho phép với người bệnh tuyến giáp là 30mg/ngày. Ảnh: Internet

Người mắc bệnh tuyến giáp nếu đang điều trị, nên kiêng đậu nành ít nhất 4 tiếng trước và sau khi sử dụng thuốc. Lượng đậu nành cho phép với người bệnh tuyến giáp là 30mg/ngày.

Cà phê

Cà phê có phản ứng với thuốc tuyến giáp. Cụ thể này không lành mạnh cho cơ thể khi mắc bệnh này. Chuyên gia khuyên không nên dùng cà phê một giờ sau khi uống thuốc điều trị tuyến giáp. Nếu không, cà phê có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc, từ đó làm giảm hiệu quả của thuốc trong việc điều trị.

Canxi, nước ép cam

Theo các chuyên gia y tế, hãy hết sức thận trọng trong viêc uống thuốc điều trị tuyến giáp. Không nên dùng nước cam hay nước có hàm lương canxi cao để uống thuốc tuyến giáp. Chờ ít nhất 3-4 giờ sau khi dùng thuốc tuyến giáp rồi mới được uống nước ép các loại quả giàu canxi hoặc nước bổ sung chất sắt, vì các loại nước này có thể gây cản trở sự hấp thu thuốc phòng chống giáp.

Thực phẩm chứa gluten

Gluten có nhiều trong các loại thực phẩm như: lúa mạch, lúa mạch đen, tiểu hắc mạch, yến mạch, lúa mì... Các sản phẩm chế biến có chứa gluten gồm: bia, bánh mì, bánh kem, ngũ cốc tổng hợp, khoai tây chiên, xúc xích và các loại thịt chế biến... Người bệnh cần hạn chế ăn thức ăn nhanh, ăn thực phẩm chứa gluten ở mức độ vừa phải.

Các thực phẩm tốt cho bệnh tuyến giáp

- Tăng lượng iốt và selen: Nhận đủ iốt và selen có thể giúp giảm tác động của goitrogens, thiếu iốt là một yếu tố nguy cơ phổ biến đối với rối loạn chức năng tuyến giáp. Các nguồn thực phẩm giàu iốt bao gồm rong biển và muối iốt. Các nguồn selen tuyệt vời bao gồm cá, thịt, hạt hướng dương, đậu phụ, pho mát.

Người mắc bệnh tuyến giáp cần lưu ý khi sử dụng các loại thực phẩm này - Ảnh 3
Hấp, nấu hoặc lên men có thể làm giảm mức goitrogens. Ảnh: Internet

- Thực phẩm giàu chất xơ: Theo About, nhiều bệnh nhân tuyến giáp thường phải đối phó rất vất vả với chứng táo bón, vì thế một trong những chiến thuật quan trọng có thể giúp gia tăng lượng chất xơ là tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, các loại rau củ quả như: cà rốt, cà chua, dưa leo, các loại rau xanh,...

- Chia nhỏ bữa ăn: Để nâng cao sự trao đổi chất, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thói quen này không chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm cân mà còn rất tốt cho bệnh nhân bị tuyến giáp. Việc chia nhỏ bữa ăn có thể giúp quản lý mức hormone leptin và insulin trong cơ thể một cách hiệu quả.

- Uống đủ nước: Một trong những lời khuyên tốt nhất để giúp bệnh nhân tuyến giáp khỏe mạnh và tăng cường sự trao đổi chất là uống đủ nước. Nước giúp chức năng trao đổi chất hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, xóa sổ tình trạng đầy hơi, cải thiện tiêu hóa và chống táo bón.

3 loại rau ăn hay bị xem thường lại ngừa ung thư, phòng chống bệnh tật chẳng kém ‘cao lương mĩ vị’ đắt tiền

Trong thời điểm hiện tại có rất nhiều món rau ăn mà chúng ta có thể ‘kén chọn’, điều đó dẫn đến một số món rau ăn bị lãng quên dù rất tốt cho sức khỏe.

TIN MỚI NHẤT