Chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết đối với người bị huyết áp thấp. Vậy người huyết áp thấp nên ăn gì để tăng huyết áp?
- Những cách giảm huyết áp cao nhanh chóng, hiệu quả ngay tại nhà
- Cao huyết áp không nên ăn gì để tránh nguy cơ bị tai biến?
Nội dung bài viết
Theo các bác sĩ chuyên gia, việc có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh huyết áp thấp. Việc không bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết hoặc ăn phải những thực phẩm không phù hợp sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Nhiều người thắc mắc bị huyết áp thấp ăn gì để tăng huyết áp? hay thực đơn cho người huyết áp thấp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được chế độ ăn hợp lý giúp cải thiện tình trạng bệnh huyết áp thấp.
Huyết áp thấp là bệnh gì?
Huyết áp thường được biểu đạt bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu có chỉ số cao hơn, là áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đầy máu. Huyết áp tâm trương là áp suất trong động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần bóp.
Đối với người bình thường, trị số giữa huyết áp tâm thu và tâm trương là 120/80 mmHg. Huyết áp thấp là tình trạng trị số huyết áp giảm xuống đột ngột dưới 90/60 mmHg. Huyết áp thấp có thể làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch.
Có hai loại huyết áp thấp:
- Huyết áp thấp tiên phát: Huyết áp thấp tiên phát là trường hợp có thể trạng đặc biệt, từ nhỏ đến lớn huyết áp vẫn thấp mà không xuất hiện các triệu chứng hoặc biến chứng.
- Huyết áp thấp thứ phát: Đây là tình trạng huyết áp bình thường nhưng sau đó huyết áp bị tụt dần xuống quá mức được coi là huyết áp thấp.
Dấu hiệu huyết áp thấp
Người bị huyết áp thấp sẽ có trị số huyết áp tâm trương dưới 60mmHg và trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg, hoặc có thể giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó. Bệnh nhân bị huyết áp thấp thường có những biểu hiện như: Mệt mỏi, lả người, hoa mắt chóng mặt, nặng hơn có thể ngất xỉu, có cảm giác buồn nôn, khó tập trung và dễ nổi cáu.
Huyết áp hạ quá thấp đột ngột có thể làm nhịp tim tăng nhanh, gây choáng hoặc ngất. Huyết áp thấp cũng là một trong những nguyên nhân gây tai biến mạch máu não chiếm tỷ lệ 10-15% tương tự như tăng huyết áp, 25% số người nhồi máu cơ tim, 30% số người nhồi máu não.
Ăn gì để tăng huyết áp?
Nhân sâm
Nhân sâm là một trong những loại thảo dược quý mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khi bạn sử dụng lượng nhân sâm ngay cả với liều lượng rất ít thì loại thảo dược này cũng có thể giúp bạn tăng huyết áp.
Bạn nên sử dụng nhân sâm ở mức độ vừa phải và cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Nước chanh
Nếu bạn thắc mắc tụt huyết áp uống gì cho lên huyết áp? thì nước chanh chính là một thức uống không thể không nhắc đến. Người bị huyết áp thấp thường sẽ bị mất nước, vì vậy nên uống nước chanh để giúp cải thiện huyết áp. Ngoài ra, chất chống oxy hóa có trong chanh còn có tác dụng giúp duy trì huyết áp ở mức độ ổn định và điều tiết lưu thông máu.
Thực phẩm chứa chất caffein: Chúng ta thường biết rằng caffein không được khuyến khích với những ai đang bị bệnh, nhưng với bệnh huyết áp thấp thì ngoại lệ. Chất caffeine có trong cà phê hoặc chè đặc có tác dụng làm tăng huyết áp hiệu quả.
Nho khô
Nho khô là một trong những thực phẩm được coi như một phương thuốc giúp điều trị huyết áp thấp. Nho khô có tác dụng hỗ trợ các chức năng của tuyến thượng thận giúp duy trì huyết áp mức độ bình thường. Tốt nhất người bị huyết áp thấp nên ăn nho khô vào buổi sáng khi đói.
Thực phẩm giàu vitamin
Khi bị huyết áp thấp, bạn nên bổ sung các loại vitamin tốt cho cơ thể như vitamin E, vitamin B12 và axit folic. Các vitamin này sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh thiếu máu và ngăn ngừa tình trạng huyết áp thấp hiệu quả.
Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm như hạnh nhân, cá, cải bó xôi, trứng, khoai lang và sữa, để cung cấp lượng vitamin E, B12 và axit folic cho cơ thể.
Ăn nhiều muối
Nhiều người cho rằng, người bị huyết áp thấp nên ăn nhiều muối để làm tăng khối lượng tuần hoàn cho cơ thể nhờ tác dụng giữ nước của muối. Bình thường, chúng ta sẽ ăn khoảng 10-12g muối mỗi ngày. Đối với người bị huyết áp cao nên giảm lượng muối ăn mỗi ngày xuống còn 5g/ngày và người huyết áp thấp nên ăn 10-15g mỗi ngày. Tuy nhiên, người bị huyết áp thấp không nên lạm dụng muối vì ăn quá mặn sẽ bị tăng huyết áp khi nằm.
Hy vọng qua một số thông tin chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc người bị huyết áp thấp ăn gì để tăng huyết áp. Ngoài chế độ ăn uống hợp lý thì người bị huyết áp thấp cũng nên thường xuyên thăm khám kiểm tra sức khỏe định kỳ để có được hướng điều trị bệnh phù hợp.