Làm đủ mọi cách để tăng chiều cao nhưng không có hiệu quả, người đàn ông 41 tuổi quyết chi hơn 170.000 USD (gần 4 tỷ đồng) cho 2 cuộc phẫu thuật kéo dài chân.
- 8 nguyên tắc để thích ứng an toàn với đại dịch COVID-19
- Hiếm gặp: Bé hai tuổi bị sỏi thận, thường xuyên quấy khóc, phải tán sỏi nội soi bằng đường hầm siêu nhỏ
Làm đủ mọi cách để tăng chiều cao nhưng không có hiệu quả, người đàn ông 41 tuổi quyết chi hơn 170.000 USD (gần 4 tỷ đồng) cho 2 cuộc phẫu thuật kéo dài chân.
Moses Gibson là một kỹ sư phần mềm, sinh sống tại Minnesota, Mỹ. Anh luôn tự ti vì chiều cao khiêm tốn - 165cm. Anh nói rằng: "Tôi luôn cảm thấy không hài lòng về bản thân mình. Lúc nào tôi cũng tự ti về bản thân". Anh cũng cho biết chính vì chiều cao này mà anh gặp khó khăn trong việc kiếm tìm bạn gái.
Gibson đã tìm một số cách giải quyết như đi giày độn, cũng đã thử uống các loại thuốc được quảng cáo là có thể tăng được chiều cao, nhưng tất cả đều không có tác dụng. Cuối cùng, anh quyết định thực hiện phẫu thuật kéo dài chân dù đã được bác sĩ tư vấn về những rủi ro có thể gặp.
Cuộc phẫu thuật đầu tiên của anh được thực hiện vào năm 2016. Sau cuộc phẫu thuật này, anh tăng được thêm 7,62cm. Tuy nhiên, đó chưa phải là con số giúp anh hài lòng. Do đó, Gibson đã quyết định thực hiện cuộc phẫu thuật thứ 2.
Ở lần phẫu thuật thứ 2, Gibson tăng được thêm 5,08cm nhưng mọi việc diễn ra không suôn sẻ khi trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ thông báo Gibson bị vỡ xương chày và xương mác. Sau đó, Gibson không chỉ dùng đinh để cố định chỗ phẫu thuật kéo dài chân mà còn phải cố định cả chỗ xương bị vỡ. Anh cũng phải dùng thuốc giảm đau liều cao. Mặc dù vậy, sau tất cả những gì phải trải qua, Gibson không cảm thấy hối tiếc vì quyết định của mình. Theo các bác sĩ, nếu quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi, tới tháng 6 này Gibson sẽ đạt được chiều cao 177,8cm. Anh cũng thông báo tin vui rằng mình đã có bạn gái.
Phẫu thuật kéo dài chân thường áp dụng cho những đối tượng nào?
Theo Harvard Health, phẫu thuật kéo dài chân thường được sử dụng cho những người có chiều dài các chân không bằng nhau. Tuy nhiên, những người có chiều dài 2 chân chênh lệch ít hơn 2cm không được khuyến khích áp dụng phương pháp này.
Các nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự khác biệt về chiều dài của chân gồm:
- Dị tật bẩm sinh về xương, khớp, cơ, gân hoặc dây chằng
- Bại não
- Tiền sử gãy hoặc chấn thương xương
- Tiền sử mắc bệnh bại liệt
- Bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Phẫu thuật kéo dài chân thường được thực hiện ở nhóm tuổi từ 18-25. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, phương pháp này có thể được thực hiện ở nhóm tuổi cao hơn.
Hiện nay, nhiều người có nhu cầu tăng chiều cao cũng tìm đến phương pháp này.
Rủi ro của phẫu thuật kéo dài chân
Phẫu thuật kéo dài chân có quy trình thực hiện phức tạp và cần nhiều thời gian để hồi phục.
Theo các chuyên gia y tế, phẫu thuật kéo dài chân hoặc tay có thể có những rủi ro như phản ứng với thuốc gây mê, xuất huyết, nhiễm trùng tại chỗ.
Một vài tác dụng phụ khác gồm cứng khớp, tổn thương mạch máu, viêm xương khớp, co cơ, tổn thương dây thần kinh hoặc tăng nguy cơ gãy xương.
(Nguồn: Times Now New, WebMD)