Tiểu đường hay đường huyết tăng cao là những bệnh vô cùng nguy hiểm, nhiều biến chứng. Vậy nên không chỉ cần phác đồ điều trị nghiêm ngặt, căn bệnh này còn cần hình thành những thói quen tốt trong ăn uống và sinh hoạt để cải thiện sức khỏe tối ưu.
- Chuyên gia Mỹ cảnh báo thói quen xấu buổi sáng nhiều người mắc có thể khiến đường huyết tăng vọt
- Những bất thường xuất hiện vào đêm cảnh báo đường huyết cao, còn trẻ cũng không nên chủ quan
Anh La (Trung Quốc), 45 tuổi, là bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đã lâu, đồng thời anh còn mắc thêm vài căn bệnh mãn tính. Điều này đã khiến khả năng miễn dịch của cơ thể dần trở nên kém hơn rất nhiều. Tuy nhiên thay vì buông lỏng, anh La không chỉ tuân thủ đúng các quy định của bác sĩ mà còn rèn luyện cho mình những thói quen vô cùng tốt để rèn luyện sức khỏe, đặc biệt trong căn bệnh tiểu đường này.
Anh đã giảm thành công lượng đường trong máu từ 12.1 mmol/l xuống 4 mmol/l. Và dưới đây chính là những phương pháp, bí quyết mà anh La đã thực hiện:
Nói không với các loại đồ uống
Trước khi mắc bệnh tiểu đường, anh La rất thích các loại đồ uống đóng chai, gần như anh đã thử mọi loại đồ uống có mặt trên thị trường. Tuy nhiên, chính vì thói quen ăn uống này mà lượng đường trong máu của anh ở mức cao trong một thời gian dài. Sau khi bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, anh bắt đầu rút kinh nghiệm từ những cơn đau và quyết tâm từ bỏ thói quen xấu này.
Thay vì uống nước ngọt, có ga, anh chuyển sang các loại nước tinh khiết. Trước đây, gần như cả ngày anh không uống giọt nước lọc nào, thì bây giờ anh đã rèn cho bản thân uống đủ 1500l nước mỗi ngày. Điều này đã khiến cơ thể anh có những thay đổi rõ rệt, cải thiện sức khỏe theo từng ngày.
Là một hợp chất không thể thiếu cho hoạt động của cơ thể chúng ta, nước thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể đào thải các chất thải dư thừa và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, uống nhiều nước đã trở thành một mắt xích không thể thiếu.
Hạn chế tinh bột
Khi nói đến bệnh tiểu đường, điều mà người ta nghĩ đến đầu tiên chính là thay đổi chế độ ăn uống. Chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường sẽ thêm nhiều quy định nghiêm ngặt và phải kiêng khem nhiều thứ để bệnh không diễn biến nặng hơn.
Một trong điều cần thay đổi lớn nhất chính là cắt giảm lượng đường nạp vào cơ thể, trong đó có tinh bột. Trong đó, cơm gạo chính là nguồn tinh bột chúng ta nạp vào cơ thể nhiều nhất.
Trước khi bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, anh La có thể ăn vài bát cơm mỗi ngày, anh còn có thể ăn cả cơm và mì cùng lúc nên lượng đường trong máu thường xuyên dao động. Nhiều người thắc mắc tại sao gạo, vốn thường là thực phẩm chủ yếu, lại trở thành một trong những thủ phạm gây ra bệnh tiểu đường.
Trong gạo có chứa hàm lượng carbohydrate rất cao, sau khi ăn vào cơ thể, dưỡng chất này sẽ chuyển hóa thành đường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết và khiến lượng đường trong máu tăng lên rất nhanh. Về cơ bản, người mắc bệnh tiểu đường sẽ được bác sĩ khuyên nên hạn chế lượng tinh bột nạp vào cơ thể, thay vào đó là các thực phẩm lành mạnh hơn.
Anh La đã thay đổi chế độ ăn, nếu như trước kia là vài bát, thì bây giờ là 1 bát, tăng cường lượng rau xanh và giảm các chất đạm từ thịt, trứng. Dưới sự kiểm soát chế độ ăn uống chặt chẽ như vậy trong thời gian dài. Lượng đường trong máu anh đã thay đổi vô cùng tích cực.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho việc điều chỉnh và phục hồi sức khỏe. Nếu ngủ ngon và đủ giấc, cơ thể chúng ta không chỉ có thêm nhiều năng lượng mà còn có thể giảm được rất nhiều bệnh tật về thể chất.
Ta có thể thấy, những người thường xuyên thức khuya sẽ bị ảnh hưởng năng lượng và tinh thần rất lớn. Cơ thể sẽ dễ bị rối loạn nội tiết, tính khí thất thường, nổi mụn trên da, tóc dễ nhờn và các vấn đề khác. Đồng thời việc thiếu ngủ cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và ổn định lượng đường trong máu.
Ngược lại, khi giấc ngủ, quá trình lưu thông máu trong cơ thể sẽ trở nên suôn sẻ hơn, lượng đường trong máu cũng dần ổn định, phục hồi tốt cho cả mạch máu và tụy.
Luyện tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đúng cách sẽ làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện hoạt động của tế bào và giúp xây dựng một cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, mỗi khi đề cập tới tập luyện, nhiều người thường né tránh, họ cho rằng việc này là rất mệt mỏi, vậy nên sẽ lười vận động và cơ thể dần trở nên béo phì, thiếu sức đề kháng.
Trước kia, anh La cũng rất ngại tập luyện, cơ thể dần trở nên ỳ ạch, lười hoạt động, lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi. Khi cơ thể quá tải, anh đã quyết tâm thay đổi, anh học hai bộ môn nhẹ nhàng là yoga và các bài tập không cần bật nhảy. Sau một thời gian, số cân giảm và sức khỏe cải thiện, anh La bắt đầu tập được những bài nặng hơn, cơ thể anh điều tiết và thải ra các chất độc tốt hơn. Chính những bí quyết này đã khiến bệnh hạ đường huyết của anh La có những thay đổi rất tích cực.