Dưới đây là 2 triệu chứng ngứa có thể "chỉ điểm" các vấn đề trong gan:
- Khô mắt vì nhìn máy tính liên tục 8 tiếng đồng hồ? Sau đây là mẹo giúp dân văn phòng có đôi mắt sáng khoẻ
- Giao mùa 'mở cửa' cho virus sốt siêu vi xâm lấn sức khỏe: Những điều nên và không nên để 'dập' nhanh cơn sốt
Da bị ngứa
Khi gan có vấn đề, chức năng gan là thứ bị ảnh hưởng trước tiên. Đặc biệt là sau khi chức năng giải độc suy giảm, các chất độc chuyển hóa không kịp thải ra ngoài sẽ tích tụ lại một lượng lớn trong cơ thể.
Các chất độc và chất thải chuyển hóa này cũng sẽ lưu thông khắp cơ thể theo máu, lắng đọng ở một vị trí nhất định khiến da bị ngứa.
Khi chức năng gan suy giảm thì việc bài tiết mật cũng sẽ diễn ra không bình thường, nếu bị ứ mật thì chất bilirubin hydrochloride trong mật sẽ trào ngược và thấm sâu hơn vào da.
Lúc này, làn da có cảm giác ngứa ngáy bất thường, dù có sử dụng thuốc chống ngứa bôi ngoài da hay tắm rửa thường xuyên thì cũng không có cách nào làm giảm triệu chứng ngứa.
Ngứa mắt
Mọi người thường cho rằng, nguyên nhân ngứa mắt là do dị vật trong mắt, hoặc là ổ nhiễm khuẩn, gây viêm kết mạc. Tuy nhiên, một số trường hợp ngứa mắt thực chất lại liên quan đến bệnh xơ gan.
Xơ gan ảnh hưởng đến mắt và gây ra triệu chứng ngứa ở mắt, nguyên nhân chủ yếu là do chức năng trao đổi chất của gan giảm sút.
Đồng thời, quá trình bài tiết diễn ra bất thường, chất độc và bilirubin trong cơ thể đi vào mao mạch của mắt nên các dây thần kinh ở mắt bị kích thích và gây ngứa.
Bên cạnh đó, vì gan là cơ quan thực hiện quá trình trao đổi chất mạnh mẽ của cơ thể. Do vậy, khi mắt mệt mỏi hoặc có dấu hiệu cảnh báo khác như xuất hiện nhiều gỉ mắt không rõ nguyên do, cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo gan cần được nghỉ ngơi và cần thời gian để phục hồi sức khỏe.
Ngoài ra, bệnh gan còn có thể gây ra các triệu chứng như: chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, chướng bụng, tiêu chảy, sụt cân, thiếu máu, da sần sùi, nổi gân nhện,…
Để cải thiện sức khỏe của gan thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế chúng ta cần:
+ Đa dạng nguồn thực phẩm cung cấp cho cơ thể: bằng cách chú trọng bổ sung rau xanh, thịt nạc, ngũ cốc nguyên cám, hoa quả, chất béo có lợi, sữa và chế phẩm từ sữa.
+ Tăng cường chất xơ: các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, rất tốt cho sự hoạt động của gan.
+ Uống đủ nước: đây là cách rất đơn giản nhưng lại giúp cho gan luôn có sự hoạt động tốt nhất.
+ Hạn chế muối, đường và dầu mỡ: theo thời gian, những chất này có thể làm ảnh hưởng đến chức năng gan vì thế chúng cần được hạn chế đưa vào cơ thể.
+ Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin như A, B, C, E: đây cũng là một cách cải thiện sức khỏe gan hiệu quả bởi vì chúng thúc đẩy quá trình hoạt động, giúp gan chuyển hóa chất béo tốt hơn đồng thời góp phần cải thiện chức năng gan.
+ Hạn chế đồ uống có cồn: những loại đồ uống này rất dễ làm tổn hại gan, tích tụ mỡ trong gan nên cần cố gắng hạn chế ở mức tối đa.
- Luyện tập thể thao đều đặn
Duy trì luyện tập thể thao đều đặn không chỉ tốt cho gan nói riêng mà còn tốt cho sức khỏe nói chung. Khi mỡ tích tụ trong gan lâu ngày rất dễ sinh ra bệnh gan nhiễm mỡ. Tập thể dục thể thao là cách tốt nhất để cải thiện và phòng ngừa tình trạng này. Việc luyện tập rất đơn giản, có thể đi bộ, tập chạy, đạp xe, yoga,... đều được.
- Tầm soát gan mật định kỳ
Hầu hết các bệnh lý về gan không có biểu hiện không rõ ràng nên rất nhiều người bỏ qua và phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Tầm soát các bệnh lý về gan mật 6 tháng/lần cũng là cách giúp phát hiện sớm các bệnh lý để có biện pháp cải thiện sức khỏe gan kịp thời, ngăn chặn được những hệ lụy xấu.