Nghệ đen là loài cây thân rễ thường được dùng để điều chế thuốc, dễ trồng nên khá phổ biến với người Việt. Ngoài công dụng như điều trị dạ dày, chán ăn, khó tiêu, giống nghệ này còn là một trong những nguyên liệu đuổi muỗi hiệu quả.
- Thức ăn cay lại tốt cho sức khỏe? Tiết lộ 4 sự thật về ớt cay không ai ngờ tới
- Những sai lầm khi mặc và giặt nội y khiến đồ lót không sạch, không thơm lại bị lây bệnh viêm nhiễm
Nghệ đen là nghệ gì?
Nghệ đen, hay còn gọi là nghệ xanh, nghệ tím (tên khoa học là Curcuma Zedoaria) là loại cây thảo mộc thuộc họ Gừng. Trong Đông y, nghệ đen còn có tên gọi là nga truật, bồng nga truật, ngải tím, thanh khương, xú thể khương, thuật dược hay tam nại.
Nguồn gốc của nghệ đen
Nghệ đen có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Ấn Độ và Indonesia. Từ thế kỉ XI, nghệ đen được người Arab mang qua châu Âu nhưng không được người dân nơi đây ưa chuộng nhiều.
Hiện nay, nghệ đen được trồng nhiều ở Việt Nam và khu vực các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, nghệ đen thường được trồng ở miền Bắc, đặc biệt ở những vùng bóng râm ở trung du, miền núi hoặc các vùng có đất xốp, ven hồ, ven sông suối.
Thành phần hóa học trong nghệ đen
Theo phân tích từ các chuyên gia, nghệ đen sở hữu những thành phần cụ thể như sau:
- 1-1,5% tinh dầu trong đó 48% là D–camphen, sesquiterpene ancol.
- 9,6% là cineol.
- 35% zingiberene.
- 44,93% curzerenone
- 6,16% germacrone
Ngoài ra, nghệ này có 3,5% chất nhầy và hàng loạt hợp chất như curcumin, secquitecpen, camphene, ar-turmerone, cùng một vài axit và phenol.
Ứng dụng của nghệ đen
Dùng làm gia vị:
Với đặc tính có vị cay nồng của họ Gừng và hơi đắng, nghệ đen được dùng trong các món cà ri trắng của Indonesia, được ngâm chua làm tương ớt cho các món ăn Ấn Độ hay được dùng làm các món gỏi ở Thái Lan.
Dùng làm dược liệu:
Nghệ đen có thể được chiết xuất thành tinh dầu và ứng dụng làm nước hoa.
Trong y học, nghệ đen có thể được xắt lát phơi khô và nấu như nước trà để uống. Ngoài ra, nghệ đen cũng được xay thành bột nhuyễn và có thể dùng kèm mật ong,... để trị bệnh hiệu quả.
Công dụng và cách dùng nghệ đen
Lợi ích với việc làm đẹp ở phụ nữ
Cách sử dụng nghệ này để dưỡng da rất đơn giản. Chị em chỉ cần dùng nghệ đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương hoặc kết hợp với những nguyên liệu khác như mật ong, dầu dừa để có hỗn hợp dưỡng da hiệu quả hơn. Một sốcông dụng của loại nghệ này trong việc làm đẹp mà bạn nên biết:
- Làm mờ những vết nứt nẻ ở gót chân.
- Hỗ trợ điều trị sẹo rỗ, vết thâm do những bệnh lý về da gây nên.
- Cải thiện sắc tố da, giúp da dần sáng lên và làm mờ vết thâm nám hiệu quả.
- Điều trị rậm lông mặt giúp chị em phụ nữ tự tin hơn.
- Làm mờ những vết rạn da do tăng, giảm kích cỡ các vòng đột ngột.
Lợi ích với việc chăm sóc sức khỏe
Dưới đây là một vài mẹo dùng nghệ đen để điều trị bệnh tại nhà ai cũng có thể áp dụng ngay.
- Chữa chướng bụng, đầy hơi: Kết hợp một vài lát nghệ thái mỏng ninh cùng với tim heo để ăn hàng ngày.
- Chữa nôn, trớ ở trẻ sơ sinh: Sử dụng nghệ, muối và một nhúm nhỏ ngưu hoàng lượng. Sau khi đun sôi tất cả nguyên liệu cùng nước trong khoảng 5 phút, mẹ cho bé uống mỗi lần một ít là có thể hạn chế nôn, trớ.
- Điều trị chứng chán ăn, chóng mặt, hoa mắt: Đem sắc nghệ cùng các vị thuốc khác như hà thủ ô, hoàng kỳ, đương quy, ngưu tất, đào nhân, đại hoàng… hoặc ngâm rượu với tất cả nguyên liệu trên rồi uống hàng ngày.
- Giảm tình trạng đau bụng kinh: Sử dụng nghệ kết hợp ngải cứu và ích mẫu để sắc nước uống trước ngày bắt đầu kỳ kinh từ 5-7 ngày.
- Chữa đau bụng khi cơ thể nhiễm lạnh: Hỗn hợp thuốc gồm mộc hương, nghệ đen tán thành bột và pha với giấm loãng.
- Chữa thiếu máu, suy nhược, xanh xao: Đem nghệ đen, cam thảo, đỗ nhược cùng hồi hương, bạch thược, đương quy, địa hoàng thán sắc thành thuốc uống hoặc điều chế thành thuốc viên để uống hàng ngày. Một thời gian sau, cơ thể được bồi bổ khí huyết sẽ hồng hào, khỏe mạnh trở lại.
Nghệ đen có gây tác dụng phụ không?
Ngoài tác động tích cực đến sức khỏe, nghệ đen vẫn có thể gây một vài tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng không đúng cách.
Đau bụng: Có thể gặp ở người dùng bột nghệ đen trong thời gian dài.
Co thắt tử cung: Một số thành phần trong nghệ đen dễ gây kích thích tử cung, trong một vài trường hợp nó có ích trong điều hòa kinh nguyệt. Tuy nhiên, đối tượng phụ nữ mang thai, cho con bú nên thận trọng khi sử dụng loại thảo dược này.
Khó cầm máu: Trong một vài trường hợp, lượng dưỡng chất dồi dào trong nghệ đen dễ ảnh hưởng đến quá trình đông máu, dẫn đến hiện tượng chảy máu. Do vậy, người đang điều trị đông máu hoặc dùng thuốc kích tiểu cầu thì không nên dùng nghệ đen.
Tiêu chảy kèm hiện tượng nôn ói: Nếu bổ sung quá liều lượng nghệ đen, bạn sẽ gặp phải tình trạng nôn ói và tiêu chảy. Bởi loại thảo dược này vốn có khả năng kích thích dạ dày.
Chính vì đôi khi gây ra tác dụng phụ không mong muốn nên bạn cần thận trọng trong quá trình sử dụng nghệ đen.