Ngâm chân bằng nước ấm là cách phổ biến để giữ cho đôi chân khỏe mạnh, mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên với một số người đây lại là việc làm nguy hiểm.
- Tốn chi bạc triệu thay bằng 3 loại nước uống rẻ bèo bán đầy chợ: phòng bệnh tim mạch, hỗ trợ giảm cân lại còn ngăn ngừa ung thư hữu hiệu
- Hay bị đau bụng kì ‘đèn đỏ’: 3 loại thực phẩm đẩy hết chất độc, an dưỡng, phục hồi thể trạng, làm sạch tử cung phái đẹp nên tận dụng
Từ lâu trong Trung y đã có những bài thuốc và cách chữa bệnh thông qua phương pháp ngâm chân nước ấm. Lịch sử Trung Quốc chứng minh hoàng đế Càn Long, Từ Hi Thái hậu… là những người thường xuyên dùng liệu pháp này.
Ngâm chân có lợi ích cải thiện lưu thông máu, giảm bớt việc đau đầu, giúp giấc ngủ sâu hơn.
Những ai nên kỵ ngâm chân nước ấm?
Trẻ em dưới 12 tuổi
Khi còn nhỏ, vòm bàn chân sẽ dần hình thành, nếu trong thời kỳ này thường xuyên ngâm chân trong nước ấm sẽ dễ khiến dây chằng lòng bàn chân của trẻ bị lỏng lẻo, không thuận lợi cho việc hình thành và duy trì của vòm, làm tăng nguy cơ bàn chân bẹt.
Người bị bệnh tim
Đối với bệnh nhân tim mạch, tốt nhất là không nên ngâm chân nước nóng. Vì sau khi ngâm, các mạch máu sẽ nở ra, đồng thời máu của toàn bộ cơ thể sẽ dồn lên bề mặt cơ thể, dẫn đến thiếu oxy và thiếu máu cục bộ của các cơ quan quan trọng như tim.
Người bị tiểu đường
Da của những bệnh nhân này tương đối mỏng manh, nhiệt độ bên ngoài không nhạy cảm với các dây thần kinh ngoại vi của bàn chân, thậm chí là nước rất nóng, họ có thể không cảm nhận được và rất dễ bị bỏng. Bỏng nước có thể dẫn đến nhiễm trùng chân, loét và thậm chí phải cắt cụt chi.
Người bị bệnh da chân
Nếu bạn bị bệnh ngoài da ở chân, ngâm chân nước ấm sẽ dễ dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát, nhất là đối với những vết thương đã bị vỡ mủ. Ngoài ra, bệnh nhân bị chàm chân, mụn rộp và các bệnh khác cũng không nên ngâm chân nước ấm vì da dễ bị nhiễm trùng sau khi bị loét.
Người bị giãn tĩnh mạch
Những người bị suy giãn tĩnh mạch cũng tuyệt đối không nên ngâm chân. Bởi ngâm chân với nước nóng làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, máu lưu thông nhanh. Điều này làm tĩnh mạch giãn nở gây nguy hiểm cho người bệnh.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai không nên xông nước nóng hay ngâm chân, chỉ cần dùng nước ấm rửa chân là được.
Vì thời gian ngâm chân lâu khiến cho máu tập trung xuống chân mà không cung cấp đủ lên não, gây tức ngực, chóng mặt, không tốt cho sức khỏe.
Nước ngâm chân nóng cũng gây tổn thương đến da, giãn nở tĩnh mạch và khiến cho tình trạng sưng phù của mẹ bầu càng trầm trọng hơn.
4 điều quan trọng cần chú ý khi ngâm chân vào mùa thu đông
Đối với người thích hợp ngâm chân cũng cần lưu ý những điều này để giữ gìn sức khỏe
Thời điểm ngâm chân
Từ 7 giờ tối đến 11 giờ đêm, khí huyết của kinh mạch gan thận tương đối yếu, lúc này ngâm chân nước nóng có thể cải thiện tuần hoàn máu, nuôi dưỡng nội tạng tốt hơn. Ngoài ra, ngâm chân lúc này còn có tác dụng giảm mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Thời gian ngâm chân
Nên kiểm soát tốt thời gian ngâm chân, không nên để quá lâu, khoảng 15 đến 30 phút là đủ, nếu thời gian ngâm chân quá lâu sẽ dễ dẫn đến lượng máu lên não không đủ, tăng gánh nặng lên tim.
Nhiệt độ nước thích hợp để ngâm chân
Nhiệt độ nước ngâm chân phù hợp trong khoảng 38 - 43°C. Không quá nóng hoặc quá lạnh, có thể thêm một ít nước ấm để duy trì nhiệt độ nước thích hợp trong quá trình ngâm chân.
Tuy nhiên, nhiệt độ nước quá cao sẽ làm tổn thương bề mặt da bàn chân, khiến lớp sừng bị khô, mạch máu dễ bị giãn nở quá mức dẫn đến lượng máu cung cấp đến các cơ quan quan trọng như thận, tim, não không đủ.
Ngoài ra, không nên ngâm chân ngay sau bữa ăn, vì phần lớn máu sẽ dồn về hệ tiêu hóa sau khi ăn no, lúc này ngâm chân ngay sẽ khiến máu dồn xuống hạ bộ gây khó tiêu. Nên ngâm chân sau bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng là tốt nhất.