Nấc và táo bón là do rối loạn tiêu hóa, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư, chàng trai này là một bệnh nhân trong số đó

Sức khỏe 10/07/2020 19:42

Tiến hành chụp CT, kết quả gây sốc hơn là lá gan của bệnh nhân có thêm một khối u, được xác định là tế bào ung thư đại tràng đã di căn.

Bác sĩ Giang Khôn Tuấn, khoa ngoại, bệnh viện Keelung Chang Gung Memorial Hospital, mới đây chia sẻ về trường hợp anh Phong nhập viện trong tình trạng trướng bụng, táo bón, nấc kéo dài suốt 2 tháng.

Nấc và táo bón là do rối loạn tiêu hóa, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư, chàng trai này là một bệnh nhân trong số đó - Ảnh 1

Anh Phong nhập viện trong tình trạng trướng bụng, táo bón, nấc kéo dài suốt 2 tháng.

Bác sĩ Giang Khôn Tuấn cho biết: "Kết quả nội soi đại tràng phát hiện một khối u kích thước 4cm chính là nguyên nhân gây ra táo bón, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại tràng. Tiến hành chụp CT, kết quả gây sốc hơn là lá gan của bệnh nhân có thêm một khối u, được xác định là tế bào ung thư đại tràng đã di căn đến gan gây ra hiện tượng nấc".

Nấc và táo bón là do rối loạn tiêu hóa, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư, chàng trai này là một bệnh nhân trong số đó - Ảnh 2

Bác sĩ Giang Khôn Tuấn, khoa ngoại, bệnh viện Keelung Chang Gung Memorial Hospital

Bác sĩ Giang Khôn Tuấn thông tin thêm, đa phần chúng ta lên cơn nấc là do cơ hoành co thắt nhanh, làm khí trong thực quản đẩy ra gây nên hiện tượng nấc. Nếu cơ thể có dấu hiệu trướng bụng, rối loạn hệ tiêu hóa cũng sẽ kích thích cơ hoành co thắt gây ra hiện tượng nấc. Do đó nếu bạn có triệu chứng nấc kéo dài thì không nên xem nhẹ, không được trì hoãn điều trị và cần đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Đại tràng (tên gọi khác: ruột già, ruột kết, kết tràng) là phần xa của ống tiêu hóa, kéo dài từ manh tràng đến ống hậu môn. Nhận thức ăn được tiêu hóa từ ruột non, từ đó nó hấp thụ nước và chất điện giải cô đặc để tạo thành phân.

Các triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng:

- Thay đổi thói quen đại tiện: xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy.

- Phân có máu hoặc nhầy.

- Đau bụng quặn cơn, ậm ạch đầy hơi, bí trung tiện, các dấu hiệu của tắc ruột do u lớn làm bít tắc lòng đại tràng.

- Cảm giác rằng không đi ngoài hết phân, thường xuyên có cảm giác muốn đi ngoài.

- Mệt mỏi.

- Giảm cân, thiếu máu không biết lý do.

Người nào có nguy cơ bị ung thư đại tràng?

- Những người trên 50 tuổi tuổi: 90% ung thư đại tràng ở người trên 50 tuổi.

- Tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng hoặc polyp.

- Người tiếp xúc với chất gây ung thư trong môi trường hoặc thói quen ăn uống hay lối sống.

- Tiền sử gia đình. Phổ biến nhất là Ung thư đại tràng nonpolyposis (hoặc hội chứng Lynch) chiếm khoảng 5% trường hợp Ung thư đại tràng và đa polyp tuyến gia đình (familial adenomatous polyposis) khoảng 1% trường hợp.

- Đàn ông nhiều nguy cơ bị bệnh hơn so với phụ nữ.

- Người mắc bệnh viêm ruột, bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng.

- Người mắc bệnh tiểu đường. Trong các nghiên cứu dịch tễ học, thấy rằng Ung thư đại tràng phổ biến hơn ở bệnh nhân tiểu đường type 2 hơn những người không bị.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư đại tràng

- Hút thuốc lá. Đặc biệt là những người đã hút thuốc trong nhiều năm.

- Uống rượu. Nghiên cứu cho thấy một liên kết giữa việc tiêu thụ rượu (ngay cả khi nó là trung bình) và một số loại ung thư : vú, đại tràng và trực tràng, thực quản, thanh quản, gan, miệng và họng.

- Bệnh béo phì và thừa cân.

- Không hoạt động thể lực.

- Chế độ ăn giàu thịt đỏ, thịt chế biến (xúc xích, giăm bông, thịt hun khói, thịt nướng vv), và ít trái cây và rau.

- Thiếu ánh sáng tự nhiên.

3 từ khiến bác sĩ ung thư Việt ở Nhật Bản 'ngán' nhất: Tê tay, tê túi và tê tái

Mong rằng bài viết này sẽ giúp nhiều bệnh nhân ung thư và người thân có cái nhìn tổng thể, thiết thực về điều trị ung thư qua đó chọn ra phương thức điều trị phù hợp nhất cho chính mình.

TIN MỚI NHẤT