Rất nhiều người quan niệm rằng nạp quá nhiều muối vào cơ thể là không hề tốt, những sự thật thì không phải vậy.
- Biết đến những bệnh về mắt thường gặp vào mùa hè này để có thể bảo vệ đôi mắt tốt hơn, tránh để xảy ra những biến chứng không ngờ đến
- Chị em cần phải cảnh giác với những vấn đề về sức khoẻ thường gặp ở nữ giới này, hãy gặp bác sĩ trước khi quá muộn
Từ xưa đến này, cuộc tranh cãi về việc liệu muối có tốt cho sức khoẻ hay không vẫn diễn ra không ngừng. Và khi thảo luận về các lựa chọn chế độ ăn uống cũng như lối sống lành mạnh với cả bệnh nhân ER và bạn bè của tôi, vấn đề chung được tìm ra là không phân biệt được muối và natri. Chúng thường được sử dụng thay thế cho nhau một cách không chính xác.
Natri là một nguyên tố khoáng và kim loại được ký hiệu bằng “Na” trên Bảng tuần hoàn. Nó là một chất dinh dưỡng thiết yếu và là ion cần thiết để duy trì sự cân bằng chất lỏng của cơ thể chúng ta, giúp thư giãn các cơ cũng như dẫn truyền các xung thần kinh. Nhưng chúng ta chỉ cần một lượng natri tối thiểu hàng ngày để đạt được những mục tiêu này.
Muối là một hợp chất hóa học chỉ có 40% natri và chủ yếu là 60% clorua, hay được gọi là “NaCl”.
Muối đã là một phần sử thi của sự tồn tại của con người trong hàng nghìn năm - vượt qua các thế hệ, tôn giáo và văn hóa. Trong nhiều thế kỷ, muối được sử dụng như một loại tiền tệ vì giá trị của nó trong việc bảo quản thịt và cá. Ngày nay, khi nghĩ đến muối, người ta nghĩ ngay đến “muối ăn” để tạo hương vị cho thực phẩm. Và chúng ta có muối ở nhiều dạng phổ biến bao gồm muối biển và muối Himalaya.
Nhưng không nhất thiết phải cho rằng muối là chất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Một phân tích tổng hợp mang tính bước ngoặt được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ vào năm 2011 với tổng cộng 6.250 người tham gia cho thấy, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy việc cắt giảm lượng muối ăn sẽ giúp làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc tử vong ở những người có huyết áp bình thường hoặc cao.
Tuy nhiên, lượng natri dư thừa thì lại liên quan đến việc tăng huyết áp, bệnh tim và đột quỵ. Bằng chứng rõ ràng nhất là sự liên kết giữa lượng natri tăng cao với huyết áp cao và điều ngược lại - giảm lượng natri sẽ làm giảm huyết áp. Cơ chế cho việc này rất phức tạp. Đối với những người khỏe mạnh trung bình, thận của họ có thể quản lý để theo kịp lượng natri dư thừa trong máu. Tuy nhiên, sự tích tụ quá nhiều natri theo thời gian khiến cơ thể giữ nước lâu hơn để pha loãng natri và quản lý sự cân bằng chất lỏng mà tôi đã đề cập trước đó. Điều này dẫn đến tăng lượng máu, dẫn đến gây sức ép nhiều hơn cho tim và gây căng thẳng cho mạch máu, có thể làm tăng huyết áp.
CDC ước tính rằng người Mỹ trung bình tiêu thụ khoảng 3.400 mg natri mỗi ngày - vượt xa giới hạn khuyến nghị là dưới 2.300 mg mỗi ngày. Người Mỹ yêu thích natri. Tuy nhiên, họ nhận được khoảng 70% lượng natri hàng ngày không phải từ muối ăn mà từ thực phẩm chế biến sẵn và từ nhà hàng. Thủ phạm lớn nhất là bánh pizza, bánh taco, bánh mì kẹp với thịt nguội và thịt đông lạnh, súp, đồ ăn nhẹ mặn, và thậm chí cả thịt gà, pho mát và trứng.
Nhiều người Mỹ đã được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp hơn bao giờ hết. Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim, cùng với đột quỵ đã giết chết nhiều người Mỹ hàng năm hơn bất kỳ nguyên nhân nào khác. Phần lớn huyết áp tăng cao là do chúng ta tiêu thụ quá nhiều natri từ việc tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn.
Điểm mấu chốt là chúng ta có thể lựa chọn thực phẩm và lối sống lành mạnh để giảm đáng kể lượng natri nạp vào cơ thể. Điều này có thể được thực hiện chủ yếu bằng cách tránh thực phẩm chế biến sẵn. Có thể giảm thêm lượng muối bằng cách chuyển sang dùng muối Himalaya, có ít natri hơn muối ăn hoặc muối biển, và bao gồm một lượng vi lượng của các nguyên tố quan trọng khác. Ngoài ra, hãy cân nhắc việc tăng lượng kali bằng trái cây tươi và rau quả - chế độ ăn nhiều kali có thể làm giãn mạch và giúp bài tiết natri đồng thời làm giảm huyết áp.
Theo Usatoday