Y dược học hiện đại phát hiện không chỉ quả mà lá của cây mướp còn có vô vàn lợi ích, đặc biệt tốt cho gan, da dẻ.
- Suýt mất thị lực vĩnh viễn sau khi phun xăm chân mày, cô gái sợ hãi đến bệnh viện
- Bác sĩ khẳng định người ít mắc bệnh ung thư thường có 6 đặc điểm này, chỉ cần có trên 3 điều là có thể an tâm
Gan và các bệnh lý về da
Theo Vinmec, bệnh gan là căn bệnh phát triển ở gan do di truyền, nhiễm virus, nghiện rượu và các nguyên nhân khác, biểu hiện điển hình của nó là tổn thương tế bào gan. Các tổn thương này có thể tạo thành các dải xơ dẫn đến suy gan và nếu không được điều trị có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Khi gan bị tổn thương, các chất độc, virus, vi khuẩn trong gan sẽ tích tụ ngày càng nhiều mà chúng không được gan xử lý mà sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp kích hoạt tế bào Kupffer hoạt động quá mức, giải phóng ra nhiều chất gây viêm nhiễm dẫn đến tế bào gan chết dần. Từ đó có thể làm suy giảm rất nhiều, thậm chí làm mất khả năng giải độc của gan khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
Mẩn ngứa có thể là một bệnh lý ngoài da đơn thuần nhưng cũng có thể là biểu hiện của các bệnh về gan. Gan có vai trò trung hòa độc tố và đào thải ra khỏi cơ thể. Nếu mắc bệnh về gan, khả năng này sẽ suy giảm và những độc tố đó sẽ tích tụ dưới da gây ra các hiện tượng mẩn ngứa.
Người mắc bệnh gan có thể bị bầm tím ngay cả khi gặp những va chạm nhỏ nhất. Một số bệnh lý về đường mật như: viêm đường mật, viêm đường mật xơ cứng, viêm túi mật, tắc ống mật, u nang ống mật chủ... cũng làm giảm dòng chảy của mật, tạo điều kiện cho bilirubin thấm vào máu, gây vàng da.
Bộ phận của cây mướp mang lại nhiều lợi ích
Theo Người Đưa Tin, lá mướp già sau khi phơi khô, dùng hãm trà hoặc đun nước uống đều rất tốt cho lá gan. Bởi vì nó có tác dụng thanh nhiệt, thải độc mạnh mẽ. Ngoài ra, một số thành phần trong các bộ phận của cây mướp nói chung và lá mướp nói riêng còn có thể đẩy nhanh trao đổi chất, giảm tích tụ mỡ thừa và kháng viêm. Từ đó hạn chế mỡ gan, nóng gan và viêm gan.
Không ít người thường gặp rắc rối với các bệnh về da, trong đó bệnh viêm da thần kinh lại càng khốn khổ hơn. Trong trường hợp này, nếu dùng lá mướp để chữa thì bệnh viêm da thần kinh có thể được cải thiện.
Trong cuộc sống, nhiều người có thể vô tình bị bỏng do nước sôi hoặc các vật dụng khác có nhiệt độ cao hơn. Trong trường hợp này, ngoài việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời, bạn cũng có thể sử dụng tác dụng chữa bệnh của lá mướp.
- Lá mướp tươi rửa sạch, nghiền nát đắp da có thể làm dịu vết bỏng rất nhanh, nhanh lành thương.
- Quả mướp rất giàu vitamin A và lá mướp cũng vậy. Nhờ đó mà lá mướp cũng trở thành bài thuốc quý với mắt, giúp cải thiện thị lực. Ngoài ra, lá mướp còn chứa chất mangan cùng một số chất chống oxy hóa khác. Điều này giúp lưu thông máu tới mắt tốt hơn và chống mỏi mắt, giảm khô mắt, giảm nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng.
- Uống trà lá mướp khô hoặc lá mướp tươi đều đặn còn có thể tăng cường khí huyết, thúc đẩy trao đổi chất, đồng thời cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa. Từ đó dưỡng da trắng hơn từ bên trong, giảm tác động của tia cực tím hoặc nhiệt độ cao tới làn da.
Lấy và lá mướp rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước rồi dùng nước này bôi lên da sau khi làm sạch da. Tốt nhất là bôi vào buổi sáng sẽ giúp mụn trứng cá nhanh biến mất, làm mờ dần các sắc tố trên da, giúp da mềm mịn, trắng sáng hơn.
- Phù thũng là tình trạng nước, dịch trong cơ thể không thoát ra ngoài được mà tích tụ bên trong các mô, gây sưng, phù và đau nhức. Thường gặp nhất ở phần chân dưới và bàn tay, bụng hoặc ngực. Dùng 15g lá mướp tươi, 10g cây ngũ vị (cây cứt lợn) đem thái nhỏ, phơi hoặc sao khô, sau đó sắc lấy nước uống, sử dụng liên tục trong 5-7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Uống trà từ lá mướp phơi khô được xem là phương pháp làm trắng răng, trị hôi miệng và bảo vệ nướu rất tốt. Một số người lớn tuổi còn cho rằng thức uống này giảm đau răng, ngừa sâu răng.
Những lưu ý khi ăn mướp và lá mướp
Theo Báo Dân tộc, những người bị tỳ vị hoặc đau bụng, đại tiện lỏng không nên ăn nhiều mướp vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Nếu thấy mướp có vị đắng thì mọi người không nên ăn vì trong phần đắng của mướp có chứa một chất là alkaloid - đây là chất có dược tính mạnh tồn tại trong thực vật, con người rất nhạy cảm với độc tính của alkaloid và dễ bị ngộ độc.
Không nên nấu chung mướp với củ cải trắng hoặc rau chân vịt vì có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.