Lời khuyên hữu ích từ chuyên gia đối với F0 đang điều trị tại nhà: Chế độ ăn uống là một trong những điểm mấu chốt

Sức khỏe 24/03/2022 11:57

Khi bị F0 tôi nên làm gì để phục hồi sức khỏe khi điều trị tại nhà? Ngoài việc tuân theo hướng dẫn của các bác sĩ bạn nên chú ý chế độ ăn uống của mình.

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng với ba chuyên gia Hoa Kỳ về những gì bạn nên ăn để giảm các triệu chứng khi bị nhiễm Covid.

Adrian James - bác sĩ khoa nội chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng và điều trị béo phì nói rằng “Điều quan trọng là phải ăn nhiều rau và trái cây giàu vitamin A và C, magie và kẽm.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa và polyphenol có chứa trong một số loại rau và trái cây giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và thúc đẩy quá trình trao đổi chất, vì vậy bổ sung rau và trái cây trong chế độ ăn uống hàng ngày rất hữu ích để giúp những người bệnh nhanh phục hồi .

Tiến sĩ Robert G. Lahita thuộc Trung tâm Y tế của trường Đại học Saint Joseph ở New Jersey nói rằng một số người bị nhiễm chủng đột biến Omicron thường cảm thấy các triệu chứng như đau rát cổ họng và có cảm giác khó chịu như có một chiếc lưỡi lam trong người.

Lời khuyên hữu ích từ chuyên gia đối với F0 đang điều trị tại nhà: Chế độ ăn uống là một trong những điểm mấu chốt - Ảnh 1

Ảnh: forbesjapan.com

Khi mắc các triệu chứng như thế thì món súp bổ sung thêm nước được khuyến khích cho người bệnh dùng. Súp gà và súp trứng có thể bổ sung đồng thời protein và nước. Ngoài ra, có thể thêm cà rốt, hành tây, cải bó xôi, ... đã được làm chín trước vào chung với súp.

Theo bác sĩ James cá là một trong những thực phẩm người bệnh nên ăn. Cá chứa nhiều axit béo, omega-3 tốt cho hệ miễn dịch, vitamin D có nhiều trong cá sẽ tăng cường bổ sung vì nếu bị thiếu chất này rất dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ra, ông khuyến nghị nên tăng cường sử dụng dầu ô liu - loại dầu chứa nhiều polyphenol có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và huyết khối. Ông nói: “axit béo, omega 3 cũng có nhiều trong dầu ô liu, có tác dụng kích hoạt khả năng miễn dịch tự nhiên và tạo khả năng miễn dịch.

Trong khi đó, Tiến sĩ Lahita đã bổ sung các thực phẩm chứa probiotic (lợi khuẩn) như sữa chua, kefir (loại thực phẩm lên men), tempeh (còn gọi là tương nén làm bằng đậu nành có xuất xứ từ Indonesia), kimchi, miso và phô mai,… các loại thực phẩm này sẽ cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột (các lợi khuẩn) và đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng miễn dịch.

Lời khuyên hữu ích từ chuyên gia đối với F0 đang điều trị tại nhà: Chế độ ăn uống là một trong những điểm mấu chốt - Ảnh 2

Ảnh: qdnd.vn

Theo Tiến sĩ Rahita, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa “prebiotic” như lúa mạch, yến mạch, hành tây, tỏi, hành tây, măng tây, chuối là nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển các lợi khuẩn giúp tăng cường sức khỏe đường ruột.

Ngoài ra ông nói rằng điều quan trọng là phải cung cấp đủ nước cho cơ thể, ông khuyên người bệnh nên uống nước dừa, các loại trà thảo mộc, thức uống dành cho người chơi thể thao, nước trái cây tươi, ...

Đặc biệt, trong nước ép lựu có chứa chất chống oxy hóa có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ketosis (tình trạng thiếu năng lượng và nồng độ xeton trong máu tăng cao) và phòng ngừa tình trạng sụt cân. Nên dùng trà gừng khi cảm thấy buồn nôn.

Những điều người bệnh cần tránh

Chuyên gia dinh dưỡng Hayley Pomeroy nói: “Bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm sống" khi điều trị bệnh ở nhà. Đặc biệt khi bị nhiễm các virus mạnh như Corona, bạn nên ăn các loại thức ăn đã được nấu chín để tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Tiến sĩ Rahita nói rằng bạn nên dùng khi bị viêm nhưng bạn nên tránh uống trà nóng. Ngoài ra, nên tránh cà phê vì loại thức uống này gây mất nước. Ngoài ra, các loại trái cây họ cam quýt như chanh, cam cũng không nên ăn cùng với thức ăn cay vì có thể gây cảm giác “nóng rát” ở cổ họng.

Trong khi đó, bác sĩ James nói rằng nên tránh "thực phẩm chế biến qua dầu nóng" vì trong thực phẩm chứa nhiều monosaccharide (cấu trúc đường đơn). Chế độ ăn uống nhiều thành phần đường đơn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, lượng đường trong máu tăng mạnh, do đó mức năng lượng có chiều hướng giảm xuống ngay sau đó gây ra tình trạng mệt mỏi.

Theo Forbes Japan

Sô cô la có thực sự 'ngọt ngào' với sức khỏe trái tim như cách nó gây ấn tượng trong tình yêu không?

Trong suốt thập kỷ qua, một số nghiên cứu đã báo cáo về những lợi ích tim mạch tiềm năng của sô cô la. 

TIN MỚI NHẤT