Theo Viện Bệnh học Phân tử và Miễn dịch học của Đại học Porto (Bồ Đào Nha) Pteridium aquilinum là loài thực vật bậc cao duy nhất được biết là có thể gây ra bệnh ung thư.
- TP.HCM 'hoả tốc' tiêm mũi 3 vaccine Covid-19 trước dịp Tết Nguyên Đán cho người 18 tuổi trở lên
- Tỷ lệ vaccine bao phủ của Việt Nam hiện tại đã vượt mục tiêu Tổ chức Y tế Thế giới đề ra đến hết năm 2021
Dương xỉ được mệnh danh là "vua của các loại rau dại", loại rau dân dã này rất giàu protein và vitamin C, hơn nữa có mùi vị rất lạ miệng nên được mọi người săn lùng khá nhiều. Tuy nhiên, bất cứ loại rau rừng nào cũng tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe khi ăn, đặc biệt là dương xỉ.
Nghiên cứu cho thấy, một loại dương xỉ có tên tiếng anh là Pteridium aquilinum (có ngoại hình rất giống với rau dớn, thuộc chi Dương xỉ diều hâu) có thể gây ngộ độc và làm tăng nguy cơ gây ung thư cho người ăn.
Theo Viện Bệnh học Phân tử và Miễn dịch học của Đại học Porto (Bồ Đào Nha) Pteridium aquilinum là loài thực vật bậc cao duy nhất được biết là có thể gây ra bệnh ung thư.
Khoảng hơn 100 năm về trước, người ta đã phát hiện ra rằng có một lượng lớn gia súc chết trong vòng 2 tuần sau khi ăn một lượng lớn dương xỉ Pteridium aquilinum, thậm chí những con ăn ít không chết thì cũng bị liệt. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm, tìm thấy chất gây ung thư là ptaquiloside ở các loại động vật này, đồng thời tìm thấy một vài chất gây ung thư khác chiết xuất từ sữa ở những con vật trên.
Thực tế ngoài dương xỉ Pteridium aquilinum, sự hiện diện của ptaquiloside còn được phát hiện ở nhiều loại dương xỉ khác nhưng ở Pteridium aquilinum là nhiều nhất. Độc tố ptaquiloside có thể gây ung thư dạ dày, vòm họng, đường tiết niệu cho cả người và động vật ăn cỏ.
Con người có thể bị nhiễm độc ptaquiloside thông qua việc ăn dương xỉ, ăn thịt và uống sữa của các động vật ăn dương xỉ. Theo các chuyên gia, phần chồi, rễ, thân của dương xỉ Pteridium aquilinum đều chứa một lượng lớn ptaquiloside nhưng ở phần chồi cao gấp 10 lần rễ, thường xuyên tiêu thụ có thể gây ung thư, nguy hiểm cho sức khỏe gan mật.
Ban đầu, một số học giả từ Đan Mạch và Nhật Bản đã tìm thấy chất gây ung thư ptaquiloside từ một quả táo. Vào năm 2007, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO đã phân loại ptaquilosid là chất gây ung thư nhóm 2B. Theo IARC, nhóm 2B bao gồm những chất (hoặc hỗn hợp) có thể gây ung thư cho người.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu vẫn muốn ăn dương xỉ nói chung thì tốt nhất nên kiểm soát lượng tiêu thụ mỗi ngày. Nếu dùng rau dương xỉ, bạn có thể nấu chín dương xỉ trong thời gian 15 phút. Lời khuyên tốt nhất là không nên ăn rau dại để tránh ăn nhầm Pteridium aquilinum.
Ngoài dương xỉ Pteridium aquilinum, những loại rau dưới đây cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư
1. Các loại rau củ bị thối mốc
Khi đi chợ, hẳn bạn đã từng được người bán mời mua một số loại rau héo, củ quả mốc với giá thành "đại hạ giá". Nhưng đừng bao giờ mua loại rau này về ăn bởi rau héo thường không còn ngon và giữ nguyên được dinh dưỡng. Rau bị mốc thì chúng rất có thể chứa nhiều vi khuẩn nấm mốc, đặc biệt là độc tố aflatoxin. Aflatoxin gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính, làm tổn thương trực tiếp đến tế bào gan, gây thoái hóa và hoại tử, gây ung thư gan.
2. Gừng thối
Gừng thối là một thực phẩm có thể gây hại cho gan bởi chúng có chứa safrole - đây là một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan và ung thư thực quản. Sau khi gừng bị thối, độc tố safrol sẽ lan ra toàn bộ củ gừng, khiến cho các bộ phận tưởng chừng lành lặn nhưng thực tế đã bị nhiễm độc. Bác sĩ cảnh báo gừng một khi đã hư hỏng thì không nên mua về, nếu trong nhà có gừng hỏng thì tốt nhất nên vứt đi.
(Nguồn: NCBI, Twgreatdaily)