Liên tục đau tức vùng hạ vị, tiểu máu, tiểu buốt, người phụ nữ đi khám phát hiện vòng tránh thai 'lạc' vào bàng quang

Sức khỏe 03/07/2023 10:23

Ngày 3/7, PGS.TS Trần Đức, khoa Tiết niệu dưới, Trung tâm Tiết niệu - Nam khoa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết mới tiếp nhận trường hợp chị L.T.H.T (40 tuổi, Nam Định) vào viện với biểu hiện đau tức vùng hạ vị, tiểu máu, tiểu buốt.

Theo thông tin từ VTC News, trường hợp chị L.T.H.T (40 tuổi, Nam Định) vào viện với biểu hiện đau tức vùng hạ vị, tiểu máu, tiểu buốt. Cách đây 7 năm, chị T. đặt vòng tránh thai, gần đây chị đi khám ở phòng khám tư nhân, được bác sĩ thông báo không thấy vòng tránh thai. Về nhà chị đau tức nhẹ vùng bụng dưới, âm ỉ, liên tục.

Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, chị T. được thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng và được nội soi bàng quang, phát hiện dị vật ở bàng quang là chiếc vòng tránh thai hình T, có bám sỏi ở đầu phía trong lòng bàng quang.

Liên tục đau tức vùng hạ vị, tiểu máu, tiểu buốt, người phụ nữ đi khám phát hiện vòng tránh thai 'lạc' vào bàng quang - Ảnh 1
Dị vật vòng tránh thai 'đi lạc' vào bàng quang của người phụ nữ - Ảnh: VTC News

Liên quan đến trường hợp nói trên, dẫn tin từ báo Lao Động, các bác sĩ nhận định: “Dị vật trong bàng quang là vòng tránh thai lạc chỗ. Dị vật bàng quang là bệnh mà từ trước tới nay rất hiếm gặp, đặc biệt đây là trường hợp vòng tránh thai di chuyển vào trong lòng bàng quang thì càng hiếm hơn”.

Qua quá trình hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định đưa ra phương pháp ít xâm lấn cho bệnh nhân: Nội soi bàng quang, dùng năng lượng laser tán vụn sỏi bám vòng tránh thai và gắp dị vật ra ngoài. Sau 45 phút, sỏi bám dị vật đã được tán vụn hoàn toàn và dị vật vòng tránh thai được gắp ra ngoài.

Liên tục đau tức vùng hạ vị, tiểu máu, tiểu buốt, người phụ nữ đi khám phát hiện vòng tránh thai 'lạc' vào bàng quang - Ảnh 2
Dị vật được gắp ra ngoài - Ảnh: Báo Lao Động

Sau 3 ngày, bệnh nhân đã ổn định, ăn uống sinh hoạt bình thường, các triệu chứng đau, tiểu máu, tiểu buốt đã hết, bệnh nhân ra viện và hẹn tái khám định kỳ.

Bệnh tay chân miệng có gây nguy hiểm khi thai phụ tiếp xúc với trẻ mắc bệnh không?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng phổ biến rất dễ lây ở trẻ em do enterovirus gây ra; bao gồm cả coxsackievirus. Bệnh tay chân miệng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và thường gây sốt, lở loét đau trong miệng và phát ban đỏ, giống như vết phồng rộp ở lòng bàn tay và lòng bàn chân nhưng thường không nghiêm trọng.

TIN MỚI NHẤT