Chỉ sau 1-2 tiếng truyền dịch, 3 người ở Lạng Sơn có dấu hiệu bị sốc, khó thở, phải vào viện cấp cứu.
- Top 5 loại trái cây đông lạnh mà người bị bệnh tiểu đường nên ăn mỗi tuần!
- Bộ Y tế: Dịch COVID-19 tại Việt Nam vẫn đang được kiểm soát dù số ca mắc tăng
Theo thông tin từ VietNamNet, vào ngày 14/4, theo thông tin từ Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, khoa Cấp cứu của đơn vị này vừa tiếp nhận 3 trường hợp nhập viện cùng ngày do phản vệ sau khi truyền dịch tại nhà.
Những người này gồm 1 nam, 2 nữ, tuổi từ 54-63, ở các địa chỉ khác nhau ở tỉnh Lạng Sơn, vào viện với các dấu hiệu chóng mặt, đau đầu, run chân tay, khó thở sau khi truyền dịch tại nhà. Bệnh nhân thông tin rằng họ vì cảm thấy mệt mỏi, ăn uống kém nên tự gọi người về nhà truyền dịch, bản thân họ cũng không biết đó là dung dịch gì. Sau đó, chỉ khoảng 1-2 giờ sau khi truyền, bệnh nhân có các biểu hiện bất thường.
Sau khi được cấp cứu, xử trí chống sốc, sức khỏe bệnh nhân ổn định, ra viện.
Theo thông tin từ VTV News, các bác sĩ, việc tự ý truyền dịch có thể gây ra biến chứng từ mức độ nhẹ đến nặng. Trường hợp nhẹ, người bệnh bị sưng nề, đau tại vùng cắm kim truyền. Nặng hơn, người bệnh có thể bị viêm tĩnh mạch, phù tim, thận, tụt huyết áp, hôn mê, sốc phản vệ và tử vong.
Bên cạnh đó, bác sĩ khuyến cáo người dân không nên lạm dụng việc truyền dịch tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Khi thực hiện truyền dịch phải có sự thăm khám, chỉ định của bác sĩ và phải được thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ phương tiện cấp cứu khi tai biến xảy ra.