Những cơn đau dạ dày chớp nhoáng sẽ khiến bạn đau đớn và khó chịu. Bạn có thể sử dụng một số thủ thuật đơn giản để hạ nhiệt cơn đau trong chốc lát như một liệu pháp tạm thời và cũng là bước đệm bổ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thăm khám bởi bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cốt lõi và điều trị kịp thời nếu cơn đau dạ dày là dấu hiệu của những căn bệnh tiềm ẩn.
- Hậu COVID-19 có đáng sợ?: Chuyên gia chỉ ra 2 triệu chứng phổ biến nhất mà bất kỳ F0 khỏi bệnh nào cũng 'kiêng dè'
- Số ca mắc mới tiếp tục giảm, ngày 28/3, Việt Nam ghi nhận 83.376 ca bệnh, Hà Nội vẫn đứng đầu với hơn 9.000 trường hợp
Cách trị đau dạ dày bằng việc điều chỉnh phong cách sống và các biện pháp khắc phục tại nhà
1. Thực phẩm chống viêm
Ăn thực phẩm có đặc tính chống viêm có thể giảm đau bụng. Những thực phẩm này bao gồm quả việt quất, bí, anh đào, ớt chuông, cà chua, cá có nhiều axit béo omega-3, đậu, rau xanh và hạnh nhân. Những thực phẩm này cũng cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Bạn nên kết hợp những thực phẩm này vào chế độ ăn uống trong suốt cả năm, thay vì chỉ trong các kỳ kinh nguyệt để tánh đau bụng kinh. Thực phẩm có đường, thực phẩm chiên và béo, bánh mì trắng hoặc mì ống, rượu, caffeine và thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ đau bụng.
2. Các loại thảo mộc để giảm đau
Trà hoa cúc, bạc hà, thì là, quế, gừng, rễ nghệ và thì là là một số loại thảo mộc có tác dụng chống viêm và có thể làm giảm cơn đau. Nhấm nháp hai tách trà có chứa các loại thảo mộc này mỗi ngày có thể giúp giảm đau bụng. Có thể thêm một mẩu nhỏ gừng hoặc củ nghệ vào nước nóng hoặc trà thảo mộc, nó sẽ trở thành thức uống giảm chuột rút hiệu quả.
3. Liệu pháp nhiệt
Chườm đệm nóng, chai nước nóng, khăn nóng hoặc khăn quấn nóng lên vùng bụng và lưng giúp thư giãn các cơ ở bụng, giảm đau và giảm co thắt vùng bụng. Tắm nước nóng với việc sử dụng tinh dầu hoặc tắm vòi hoa sen cũng có thể hữu ích cho bạn.
4. Thực hành ăn uống lành mạnh
Nhai thức ăn từ từ, không nói chuyện trong khi ăn, đảm bảo thức ăn được nấu chín kỹ, không nằm ngay sau khi ăn và giảm uống cà phê, trà.
5. Các bài tập bổ trợ sức khỏe
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, vươn vai, thái cực quyền có thể giúp giảm căng thẳng và thư giãn cơ bụng. Hoạt động thể chất có thể giúp giảm đầy hơi, chướng bụng và táo bón.
Đau bụng do những nguyên nhân nào?
Đau bụng có thể cấp tính hoặc mãn tính, liên tục hoặc ngắt quãng, nhẹ hoặc nặng và có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như:
- Hội chứng ruột kích thích ( IBS )
- Chướng khí hoặc đầy hơi
- Dị ứng thực phẩm
- Loét dạ dày tá tràng
- Viêm dạ dày (nhiễm trùng dạ dày)
- Táo bón
- Bệnh tiêu chảy
- Căng hoặc kéo cơ bụng
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ( GERD )
- Thoát vị
- Bệnh viêm vùng chậu
- Viêm ruột thừa
- Ung thư dạ dày, tuyến tụy, gan, ống mật, túi mật hoặc các tế bào miễn dịch
- Viêm tụy
- Viêm túi mật
- Giảm cung cấp máu cho ruột do mạch máu bị tắc nghẽn
- Các biến chứng khi mang thai
Nếu gặp phải cơn đau dữ dội liên tục, có thể bạn đnag gặp phải những mầm bệnh tiềm ẩn, vì thế nên gặp bác sĩ để được tham vấn và điều trị kịp thời.
Theo MenicineNet