Lá sung có những công dụng gì và Lá sung trị bệnh gì là những thắc mắc của nhiều người về loại lá cây phổ biến này. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
- Đau đầu buồn nôn khó thở là bệnh gì và cách điều trị
- Khám phá các loại thực phẩm chứa nhiều collagen tự nhiên
Lá sung rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày, được sử dụng ăn kèm với các thực phẩm khác tạo cảm giác ngon miệng cho người ăn. Tuy nhiên lá sung còn có tác dụng điều trị bệnh rất tốt. Một số bạn vẫn thắc mắc lá sung trị bệnh gì thì hãy đi tìm câu trả lời ở nội dung bài viết này.
Tìm hiểu về lá sung
Để biết được lá sung trị bệnh gì thì trước tiên chúng ta cùng đi tìm hiểu thông tin về lá sung là gì?
Lá sung là lá của cây sung, được trồng khắp nơi trên đất nước ta. Lá sung có hình trứng, mũi mác, mọc so le. Lúc còn non, lá sung có màu lục nhạt và có lông tơ. Khi già, lá có màu lục sẫm, nhìn rõ gân 2 bên. Trên lá sung thường xuất hiện các cục nhỏ, sần sùi người ta thường gọi là sung vú, sung cóc… Nguyên nhân là do có một số loài sâu sống ký sinh trên lá.
Thành phần lá sung có chứa rất nhiều chất xơ, giàu canxi và các chất chống oxy hóa, bên cạnh đó trong lá sung còn có hàm lượng vitamin A, B, C, K… rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay, người ta không chỉ biết đến lá sung như một món rau sống trong các bữa ăn mà còn được sử dụng điều trị rất nhiều bệnh hiệu quả.
Công dụng trị bệnh của lá sung
Rất nhiều người thắc mắc lá sung chữa bệnh gì hay không hiểu rõ về công hiệu của loại này. Dưới đây là một số tác dụng của lá sung bạn có thể tham khảo.
Tác dụng của lá sung với bệnh tiểu đường
Trong thành phần lá sung có chứa nhiều chất xơ rất tốt cho người bị tiểu đường. Ngoài ra một số hoạt chất chứa trong lá sung có tác dụng thúc đẩy tuyến tụy sản sinh insulin, đảm bảo quá trình trao đổi Glucose của cơ thể diễn ra tốt hơn. Người bị bệnh tiểu đường có thể cho lá sung để nấu nước uống hàng ngày sẽ cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt.
Lá sung chữa bệnh xương khớp
Lá sung chữa bệnh xương khớp cũng rất hiệu quả bởi trong thành phần của nó có chứa hàm lượng canxi lớn, tốt cho hệ cơ xương khớp. Người bị các bệnh về xương khớp có thể lấy lá sung đun sôi và nấu nước hàng ngày để giảm các triệu chứng của bệnh.
Qua đây chắc bạn đã có câu trả lời cho vấn đề mà nhiều người thắc mắc lá sung nấu nước uống trị bệnh gì rồi đúng không?
Lá sung chữa sốt, cúm
Lấy 1 nắm lá sung cùng với chanh tỏi, nghệ theo tỉ lệ bằng nhau đem sắc lấy nước uống. Sau khi uống xong, đắp chăn cho ra mồ hôi, các dấu hiệu của bệnh cảm cúm, sốt sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Chữa mụn cóc
Bạn sử dụng nhựa lá sung bôi trực tiếp lên vị trí mụn cóc, mỗi ngày bôi 2 lần liên tục, trong khoảng 1 tuần sẽ sạch mụn.
Lá sung chữa giời leo
Khi bị giời leo, bạn chỉ cần lấy lá sung rửa sạch, thái nhỏ trộn thêm một ít giấm ăn. Sau đó, giã nhuyễn rồi đắp lên vị trí bị giời leo. Chỉ sau khoảng 2 đến 3 ngày bạn sẽ khỏi hẳn.
Lợi sữa
Những bà mẹ ít sữa có thể sử dụng lá sung để lợi sữa. Cách làm như sau: Chuẩn bị khoảng 100gr lá sung cóc, 50gr mít non, 50gr đu đủ non và 10gr lõi thông thảo. Tất cả đem thái nhỏ cho vào nấu cùng với gạo nếp thành cháo chín nhừ. Ngày ăn từ 1 – 2 lần, liên tục trong khoảng 4 -5 ngày.
Chữa bệnh trĩ
Bạn chuẩn bị 1 ít lá sung, lá ngải cứu, lá cúc tần, lá lốt và 1 củ nghệ và 1 ít nước bồ kết đặc. Đem tất cả các loại lá trên rửa sạch, nghệ thái nhỏ rồi cho vào nồi nước. Đun sôi hỗn hợp rồi tiếp tục đổ nước bồ kết vào. Tiếp tục đun thêm khoảng 10 phút sau đó tắt bếp, đổ nước ra chậu để xông hậu môn.
Tiến hành xông hậu môn bằng nước trong thau từ 10 – 20 phút, sau đó lau sạch và nằm nghỉ ngơi. Bạn nên thực hiện phương pháp này vào buổi tối và thực hiện một cách đều đặn để sớm đẩy lùi được các dấu hiệu của bệnh trĩ.
Chữa gan nóng, vàng da
Lấy 1 nắm lá sung với thêm một ít nhân trần, kê huyết đằng, rau má. Tất cả rửa sạch đem đun sôi từ 10 – 20 phút, lấy nước đó ra uống hàng ngày có hiệu quả rất tốt cho những người bị vàng da, làm mát gan.
Chữa tưa lưỡi cho trẻ
Lấy 1 nắm lá sung và 1 nắm lá mít, phơi khô rồi đốt cháy, sau đó tán mịn, hòa cùng 2- 3 thìa mật ong, bôi ngày từ 2 – 3 lần cho trẻ sẽ giảm các triệu chứng tưa lưỡi.
Khử mùi hôi nách, hôi chân
Trong thành phần lá sung có chứa chất tanin có khả năng kháng viêm, khử mùi rất tốt. Nên lấy những lá sung già, có nhiều nốt sần sùi. Sau đó, đun sôi đổ ra chậu để ngâm chân. Đối với những người hôi nách có thể lấy khăn thấm nước lá sung rồi lau nách. Thực hiện một cách đều đặn từ 2 -3 ngày, mùi hôi sẽ biến mất trên cơ thể bạn.
Giờ đây, các bạn đã tự trả lời được câu hỏi lá sung trị bệnh gì và hiểu rõ hơn về các công dụng của lá sung. Mong rằng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích để bạn đọc có thể sử dụng lá sung trong hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả.