Cô Tống đến từ Tây An, Trung Quốc bị ung thư hạch giai đoạn cuối, nhưng cô đã chiến đấu hết mình với căn bệnh ung thư. Chỉ sau 3 năm khối u biến mất, cô tin chắc rằng "bệnh nhân ung thư có thể sống hạnh phúc".
- Nam shipper được chẩn đoán ung thư gan, bác sĩ khuyên: Có 3 bất thường này sau bữa ăn, đừng chần chừ mà nên đi khám gan khẩn cấp
- 3 hiện tượng bất thường sau kỳ kinh nguyệt cho thấy bạn đang có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung
Cô Tống hiện đang sống ở Tây An chia sẻ: "Khi tôi nghe bác sĩ thông báo rằng bản thân đang bị ung thư giai đoạn cuối, cảm giác đầu tiên của tôi là chắc chắn tôi sẽ không sống được bao lâu nữa. Lúc đó rất tuyệt vọng, không biết phải làm sao? Cả chồng tôi và bác sĩ đều an ủi tôi, không hiểu sao tôi lại đen đủi như vậy, tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối năm 37 tuổi".
Cô Tống chia sẻ, cách đây 3 năm khi cô 37 tuổi, đột nhiên bị ngứa da, sụt cân, sưng hạch không rõ nguyên nhân, sau đó cô đã đến khám tại Bệnh viện số 1 Tây An. Qua thăm khám, bác sĩ xác định rõ đó là u lympho giai đoạn cuối, là khối u ác tính từ hệ thống bạch huyết.
Sau khi chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối, tinh thần của cô Tống đã bị tác động rất lớn, do đó bác sĩ bảo chồng cô Tống phải túc trực 24/24 vì một số bệnh nhân khó chấp nhận thực tế của căn bệnh ung thư và chọn cách tự tử.
Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, may mắn thay, có sự đồng hành và an ủi của chồng, cô Tống dần nguôi ngoai nỗi buồn. Bác sĩ cho biết dù ung thư giai đoạn cuối không có nghĩa là tử hình, có rất nhiều người đã được điều trị tích cực khoa học, bạn vẫn có thể sống tốt. Kể từ đó, cô Tống tích cực chống chọi với căn bệnh ung thư.
Giờ đã 3 năm trôi qua, cô Tống vừa bước qua tuổi 40 vui mừng cho biết: "Lần này trở lại bệnh viện để tái khám, kết quả khối u đã biến mất, bác sĩ nói rằng trong 3 năm qua tôi đã tạo nên kỳ tích cho bản thân. Hiện tôi chỉ muốn sống thật tốt".
Từ bệnh ung thư giai đoạn cuối đến khi khối u biến mất chỉ mất 3 năm. Nhiều người thắc mắc kinh nghiệm chống ung thư của cô Tống là gì? Dưới đây là 4 kinh nghiệm ngừa ung thư của cô Tống.
1. Điều chỉnh tâm lý
Điều đầu tiên cần làm sau khi phát hiện ra bệnh ung thư chính là phải đối mặt với sự thật và thay đổi bản thân với vai trò là một người bệnh. Mặc dù khi bị bệnh thực sự sẽ khiến chúng ta hoang mang, mặc cảm với những người thân trong gia đình, cảm thấy mất kiểm soát trong tương lai. Nhưng đối với vai trò là một người bệnh, bắt buộc chúng ta phải sắp xếp lại cuộc sống, có như vậy mới giúp chúng ta vượt qua bệnh tật, tinh thần thay đổi theo hướng tích cực.
Sự lạc quan là rất quan trọng đối với sự phục hồi của các khối u ác tính. Những nỗ lực của bác sĩ, sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình và hiệu quả của thuốc chỉ có thể giúp chúng ta ổn định và kiểm soát bệnh về thể chất, nhưng điều quan trọng nhất để phục hồi là dựa vào những nỗ lực không ngừng nghỉ của người bệnh, người bệnh nên thường xuyên tiếp xúc nhiều hơn với những người có năng lượng tích cực.
2. Chế độ ăn uống cân bằng
Bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật có thể sẽ xuất hiện một loạt các biến chứng do khó tiêu hóa thực phẩm hoặc kém hấp thu các chất dinh dưỡng như ăn không đủ chất, thể trọng suy giảm, thiếu vitamin B12, thiếu canxi, bệnh về xương, thiếu sắt, thiếu máu. Do đó, sau phẫu thuật chế độ ăn uống của bệnh nhân vô cùng quan trọng.
Chế độ ăn uống hợp lý có thể tăng cường tình trạng dinh dưỡng tổng thể của bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư dạ dày, cải thiện khả năng miễn dịch, giảm các biến chứng sau phẫu thuật và cải thiện chất lượng cuộc sống.
3. Tập thể dục nhiều hơn
Tập thể dục không chỉ có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của khối u, mà còn ức chế sự phát triển của khối u, ảnh hưởng trực tiếp đến tiên lượng của bệnh nhân. Nghỉ ngơi trên giường trong thời gian dài và thiếu vận động sẽ khiến máu lưu thông kém.
Do đó, trong trường hợp sức khỏe thể chất và tình trạng bệnh tật cho phép, cố gắng vận động càng nhiều càng tốt, có lợi cho sự hồi phục của bệnh nhân. Người bệnh có thể đi dạo sau bữa ăn, đi bộ nhẹ nhàng trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng, nên chọn nơi có không khí trong lành.
4. Thường xuyên tái khám
Điều trị khối u chủ yếu áp dụng điều trị toàn diện, vì vậy sau khi hoàn thành giai đoạn điều trị đầu tiên (thường là điều trị bằng phẫu thuật), cần phải xây dựng kế hoạch điều trị sau phẫu thuật tương ứng (hóa trị, xạ trị, nhắm mục tiêu) theo tình huống của bệnh nhân. Sức khỏe của người bệnh sẽ được đánh giá, theo dõi thông qua tái khám thường xuyên. Hai năm đầu điều trị, cứ 3 tháng tái khám một lần. Từ năm thứ 3 trở đi cứ 6 tháng tái khám một lần.
Cuối cùng, cô Tống muốn nói với bạn rằng nếu bạn không may bị ung thư, bạn đừng sợ, cố gắng thư giãn đầu óc, hãy chấp nhận và cố gắng vượt qua nó. Trên thực tế, ung thư không phải là khủng khiếp, được điều trị khoa học, phục hồi chức năng hợp lý và hiệu quả, không khó để sống vài năm thậm chí vài chục năm.