Sự khác biệt chính giữa ho dai dẳng và ho do bệnh lao là nguồn gốc của ho.
- Gặp dấu hiệu này chứng tỏ tuyến tụy đang bị viêm mà nhiều người vẫn bỏ qua, coi chừng dẫn đến ung thư
- Đừng bao giờ bỏ qua những dấu hiệu này kẻo ung thư miệng phát triển khó kiểm soát
Trong khi ho mãn tính do bệnh lao thường do nhiễm Mycobacterium TB gây ra, ho thông thường thường do nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi-rút gây ra.
Làm thế nào để biết sự khác biệt giữa cúm và ho lao?
Tiến sĩ Kuldeep Kumar Grover, Trưởng khoa Hồi sức & Phổi - Bệnh viện CK Birla, Gurugram, cho biết: ''Để phân biệt giữa các nguyên nhân tiềm ẩn gây ho, điều quan trọng là phải chú ý đến loại ho cũng như thời gian kéo dài của nó. Ai cũng biết rằng bệnh lao phổi và các bệnh hô hấp cấp tính và mãn tính khác có thể gây ho nhưng điều quan trọng cần biết là các triệu chứng bệnh lao phổi giai đoạn đầu giống như triệu chứng ho thông thường. Ho kéo dài hơn 2 tuần có thể là triệu chứng của bệnh lao.''
''Cũng cần lưu ý rằng ho dai dẳng kéo dài hơn 2 tuần cùng với một số triệu chứng khác như khó thở hoặc đổ mồ hôi ban đêm là dấu hiệu phổ biến của bệnh lao, do đó cần đi khám bác sĩ trong khung thời gian này để phát hiện sớm và điều trị,” ông nói thêm.
Các triệu chứng tạo nên sự khác biệt:
Sau đây là một số triệu chứng thông thường để chúng ta có thể nhận biết phân biệt giữa ho thông thường và ho lao
- Ho dữ dội kéo dài trên 2 tuần
- Có tiền sử tiếp xúc gần với bệnh nhân lao
- Bệnh nhân bị lao sẽ ho ra máu
- Mệt mỏi
- Chán ăn dẫn đến Sụt cân
- Cảm giác ớn lạnh trong người
- Sốt
- Đổ mồ hôi đêm
Nguyên nhân của bệnh lao
- Miễn dịch yếu
- Tiếp xúc thân mật với người bị nhiễm lao
- Chế độ ăn uống kém
- Thường xuyên hút thuốc
- Các rối loạn sức khỏe có sẵn khác như Bệnh thận mãn tính, Bệnh miễn dịch
Điều trị bệnh lao
- Giai đoạn đầu của bệnh lao
6 tháng dùng thuốc và theo dõi thường xuyên để tiêu diệt tối đa lượng vi khuẩn có trong cơ thể để ngăn vi khuẩn lây lan, để bệnh nhân không bị nhiễm lao trở lại.
- Giai đoạn lao thứ hai
Cần dùng thuốc lao trong 8 đến 9 tháng, tập trung vào việc tiêu diệt vi khuẩn lao tiềm ẩn bên trong cơ thể.
Nếu một người mặc dù đã dùng thuốc ở Nhóm Một và Hai mà không thuyên giảm và lại bị nhiễm lao lần thứ ba hoặc thứ tư, thì người đó có thể bị MDR TB, có nghĩa là lao đa kháng thuốc.
Bệnh lao đa kháng thuốc yêu cầu phương pháp điều trị tiếp cận đa ngành và được chẩn đoán bằng xét nghiệm genexpert thông qua đó có thể tiến hành xét nghiệm chuyên sâu để có thể chẩn đoán.
Theo Times of India