Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn có thể xảy ra dần dần hoặc đột ngột, đặc biệt trong đại dịch và khi có sự thay đổi thời tiết thất thường, bệnh hen có nguy cơ gia tăng gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Trẻ nhỏ và hội chứng hậu COVID-19: Không có phương pháp điều trị cụ thể nào đối với 'Long Covid'
- Những biến chứng nào người dân có thể gặp phải hậu Covid-19?
Hen phế quản (Hen suyễn) là tình trạng viêm làm ảnh hưởng đến đường thở, khiến các ống dẫn khí vào và ra khỏi phổi bị thu hẹp lại. Tình trạng này là một bệnh phổi mạn tính dẫn đến các đợt thở khò khè tái phát, tức ngực, thở dốc và ho. Khi những triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn bình thường, nó được gọi là cơn hen suyễn bùng phát. Bệnh hen phế quản không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh bằng cách dùng thuốc và tiến hành điều trị đúng cách.
Tuy nhiên trước bối cảnh của đại dịch Covid-19, nhiều bệnh nhân rơi vào trạng thái lo lắng, bất an, có những người còn mất ngủ vì nhiễm bệnh dẫn đến chán ăn và suy nhược. Một số trường hợp đáng tiếc vì không ăn uống được kèm theo dương tính với SARS-CoV-2, lên cơn hen đột ngột dẫn đến không thở được và tử vong.
Các chuyên gia cảnh báo, bệnh nhân hen phế quản là đối tượng nguy cơ cao cần phải lưu ý. Người bệnh cần kiểm soát bệnh thật tốt, dự phòng thuốc ở nhà và thường xuyên theo dõi bệnh nhân.
Các triệu chứng của hen phế quản thường gặp là:
- Ho kéo dài và thường xuyên, đặc biệt nặng hơn vào buổi sáng sớm và ban đêm
- Thở khò khè
- Thở dốc
- Khó thở
- Tức ngực, cảm giác ngực bị siết chặt và đau đớn
- Khó ngủ vì ho hoặc khó thở, thở khò khè.
Dẫn tin từ Vietnamnet, TS.BS Nguyễn Như Vinh lưu ý có hai nhóm thuốc mà người bệnh cần phải chú ý.
Nhóm thuốc thứ nhất: là nhóm thuốc dự phòng, người bệnh cần chú ý theo hướng dẫn của bác sĩ, một ngày xịt 1 lần tùy theo tình trạng bệnh của mình.
Nhóm thuốc thứ hai: là thuốc cắt cơn, bác sĩ chỉ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng khi lên cơn khó thở không khó thở không sử dụng. Người bệnh sẽ biết được khi nào cần dùng thuốc khi nào không.
Ngoài ăn uống điều độ, tập thể dục đúng cách, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích thích cơn hen...
Khi có các biểu hiện như: ho, khó thở, nặng ngực... thì cần kiểm tra và đánh giá có nguy cơ mắc hen suyễn để kịp thời điều trị, không nên vì tâm lý lo lắng dịch bệnh không đi bệnh viện kiểm tra có thể lên cơn hen cấp không cấp cứu được sẽ rất đáng tiếc.
CDC Hoa Kỳ cũng hướng dẫn người bệnh hen suyễn trong đại dịch Covid-19 hết sức cẩn trọng. Kiểm soát bệnh hen suyễn bằng cách tránh làm gia tăng các tác nhân gây hen suyễn. Không dừng thuốc hoặc đổi phương thức điều trị bệnh hen mà không trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Cẩn thận khi sử dụng các chất tẩy rửa và chất khử trùng, nhờ người không mắc bệnh hen suyễn làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật. Ở trong phòng khác khi đang sử dụng chất tẩy rửa hoặc khử trùng. Nhà có người hen suyễn chỉ sử dụng chất tẩy rửa và chất khử trùng khi cần thiết. Trong các tình huống thông thường, các bề mặt và đồ vật thường xuyên được chạm vào có thể được làm sạch hiệu quả bằng xà phòng và nước.
Nếu trường hợp mắc bệnh đã lâu thì tốt nhất nên đi khám định kỳ, nhất là trong đại dịch Covid - 19 hiện nay. Đồng thời, thực hiện đo thông khí phổi mỗi năm (giúp kiểm tra thể tích không khí có khả năng hít vào và thở ra). Thử nghiệm này có thể giúp phát hiện những bất thường liên quan đến phổi hoặc các triệu chứng sớm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính để giúp điều trị và kiểm soát COPD kịp thời. Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh nhưng chăm sóc kịp thời, đúng cách sẽ giúp phổi hoạt động tốt trong thời gian lâu nhất có thể.
Ảnh minh họa: internet