Nhận chẩn đoán của bác sĩ, vợ chồng anh Dương ôm nhau khóc ngay tại bệnh viện, cả hai đều không có tiền sử di truyền về bệnh ung thư, làm sao lại bị ung thư gan?
- Ngày 9/2, Việt Nam ghi nhận 23.956 ca nhiễm COVID-19 mới, Hà Nội dẫn đầu với 2.949 trường hợp
- Tiêm loại vaccine phòng COVID-19 nào cho nhóm trẻ từ 5-11 tuổi?
Tờ Sina đưa tin về hoàn cảnh của gia đình anh Dương (46 tuổi, Trung Quốc), dù còn trẻ nhưng cả 2 vợ chồng mới đây đã lần lượt bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan. Cả 2 nằm trên giường bệnh đau đớn và vô cùng nuối tiếc vì những thói quen xấu của mình trong quá khứ.
Vài tháng trước, anh Dương thấy buồn nôn, liên tục nôn mửa, nấc cụt, sụt cân nhanh nhưng không đi khám vì nghĩ dạo này mình đã làm nhiều nên mới gây ra mệt mỏi. Vợ anh Dương cũng có triệu chứng tương tự, thậm chí gần đây trong một lần dọn dẹp nhà cửa chị đột nhiên đau bụng dữ dội, kiệt sức suýt ngất đi nên đã gọi điện cho chồng về đưa đi cấp cứu.
Tại bệnh viện, bác sĩ lắng nghe triệu chứng của 2 vợ chồng và nghi ngờ có dấu hiệu tổn thương gan. Sau khi làm các siêu âm và xét nghiệm cần thiết đã phát hiện ra sự thật đau lòng: Cả 2 vợ chồng anh Dương đều đã mắc bệnh ung thư gan, ung thư đã tiến triển đến giai đoạn cuối.
Nhận chẩn đoán của bác sĩ, vợ chồng anh Dương ôm nhau khóc ngay tại bệnh viện, cả hai đều không có tiền sử di truyền về bệnh ung thư, làm sao lại bị ung thư gan?
Qua đối thoại, cuối cùng bác sĩ phát hiện ra nguyên nhân thúc đẩy ung thư gan rất có thể là do thói quen dùng đũa của gia đình họ.
1. Thói quen rửa đũa nguy hiểm
Khi rửa đũa, chị Xiao Qi thường có thói quen vơ cả nắm, chà xát mạnh dưới vòi nước để rửa sạch xà phòng. Cách rửa này rất dễ làm hỏng bề mặt đũa, dễ tạo ra các vết nứt nhỏ. Những vết nứt đó chính là "ổ chứa" bụi bẩn, cặn thức ăn nhưng vì quá nhỏ nên không thể vệ sinh sạch hoàn toàn, khi gặp nước và không khí ẩm sẽ sản sinh ra nấm Aspergillus flavus. Loại nấm này chính là nấm mốc, chúng sản sinh ra độc tố gây bệnh ung thư gan aflatoxin. Aflatoxin cũng chính là tác nhân gây bệnh ung thư nhóm 1 được WHO công nhận.
2. Thói quen dùng đũa lâu năm không thay
Nhà anh Dương thường không bao giờ thay đũa, một đôi đũa sẽ được dùng trong nhiều năm, thậm chí hơn chục năm cũng không thay mới. Nếu dùng đũa có nhiều nấm mốc vi sinh lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan.
Bác sĩ khuyên rằng hãy vứt càng sớm càng tốt các đôi đũa mốc bởi tuổi thọ của đũa chỉ khoảng 3 – 6 tháng, nếu quá thời hạn này sẽ khiến chúng là môi trường cho các loại nấm mốc gây hại ký sinh và phát triển. Cách rửa đũa tốt nhất là rửa từng chiếc đũa, ưu tiên kỳ cọ phần đầu đũa, sau khi rửa xong cho đũa ra ngoài trời nắng để phơi khô rồi mới cất đi.
4 món đồ trong bếp dễ giấu "độc tố", cần vứt càng sớm càng tốt
Theo cảnh báo của bác sĩ Yu Xiaofang (bác sĩ trưởng của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc Hạ Môn): Bệnh tật từ miệng mà ra, nhiều loại bệnh không tự dưng xuất hiện mà nguyên nhân có thể xuất phát từ chế độ ăn uống không hợp lý từ lâu.
Trong bếp, có những thứ cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt:
1. Những chiếc thớt gỗ bị mốc
Nhiều người tiết kiệm, nghĩ rằng 1 chiếc thớt gỗ có thể sử dụng trong một vài năm, thậm chí nhiều thập kỷ, họ cứ nghĩ rằng chỉ cần rửa sạch là có thể tiếp tục sử dụng. Thực tế, việc sử dụng thớt gỗ lâu ngày trong điều kiện thiếu vệ sinh khiến cho thớt dễ bị mốc, để rồi tạo ra nấm aflatoxin. Các gia đình không nên dùng thớt quá lâu, 6 tháng đến 1 năm nên thay thớt một lần.
2. Những chai dầu ăn đã cũ
Những chai dầu để lâu và dầu còn lại trong chai thường bị oxy hóa và dễ ôi thiu hơn dầu mới. Các loại dầu để lâu thường sẽ bị phân hủy hết các axit béo tự do, sau khi tiếp xúc với không khí sẽ tạo ra một số chất độc, gây ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.
3. Những bao tải khoai tây, khoai lang, ngô bị mốc
Nhiều gia đình mua hẳn một bao tải khoai tây, khoai lang, ngô về ăn dần nhưng chúng là nhóm thực phẩm nhiều tinh bột nên rất dễ bị mốc và có thể tạo ra aflatoxin, chất này ảnh hưởng trực tiếp đến gan, dễ làm tăng tỉ lệ mắc ung thư gan.
4. Những chai rượu
Thức uống này ít nhiều đều chứa một phần ethanol và ethanol được công nhận là một loại chất gây ung thư, đặc biệt nó tác động mạnh mẽ lên gan, gây ung thư gan, bác sĩ khuyến cáo mọi người cần phải chú ý.
Những nguyên nhân dễ gây tổn thương gan
- Uống rượu, bia, hút thuốc lá.
- Bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan, vi khuẩn, ký sinh trùng.
- Độc tố ô nhiễm môi trường (thực phẩm, dung môi, hóa chất...).
- Bệnh đái tháo đường.
- Mất cân bằng dinh dưỡng (quá dư hoặc quá suy kiệt năng lượng).
- Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh.
Đối tượng nên tầm soát ung thư gan định kỳ
- Người có tiền sử gia đình mắc các bệnh về gan, đặc biệt xơ gan, ung thư gan.
- Người mắc bệnh viêm gan B, viêm gan C mãn tính nên tầm soát ung thư gan định kỳ.
- Người thường xuyên uống rượu, bia, hút thuốc lá.
- Người mắc bệnh tiểu đường và thừa cân, béo phì.
- Người gặp stress, căng thẳng kéo dài.
Theo Sina, Aboluowang