Hiện nay, nhiều người có thể bị cao huyết áp sau tuổi 40. Thực tế, điều này ít nhiều sẽ liên quan đến yếu tố di truyền. Và sau khi bị cao huyết áp thì việc chúng ta cần làm là phải dùng thuốc hạ huyết áp trong một thời gian dài.
- Gan không tốt, ngoài việc uống ít rượu bia, ba thứ này cũng nên tránh: Nếu bạn muốn chăm sóc lá gan của mình thì đừng bỏ qua
- Người bị bệnh cao huyết áp, bất chấp làm 3 điều này chỉ làm bệnh trầm trọng thêm
Thế nhưng cũng có một số người dùng thuốc hạ huyết áp trong thời gian dài cuối cùng lại phát hiện chức năng thận bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy một số người sẽ đặc biệt thắc mắc, nếu dùng thuốc hạ huyết áp trong thời gian dài có dẫn đến suy thận không? Chúng ta hãy cùng nhau giải đáp nhé!
"Suy giảm chức năng thận là do dùng thuốc hạ huyết áp", thực ra câu nói này không hoàn toàn đúng. Bởi thận là cơ quan quan trọng của cơ thể, có thể bài tiết các chất thải, trao đổi chất, điều hòa huyết áp và tiết ra nội tiết tố. Việc suy giảm chức năng thận không phải là chuyện ngày một ngày hai. Không thể chỉ vì một yếu tố mà có thể liên quan đến nhiều yếu tố, so với các loại thuốc hạ huyết áp thì huyết áp cao là thủ phạm chính ảnh hưởng đến chức năng thận.
Đặc biệt nếu huyết áp không được kiểm soát một cách hiệu quả, tình trạng áp lực cao kéo dài sẽ khiến thận luôn trong tình trạng áp lực lọc cao, các động mạch nhỏ của thận cũng gặp vấn đề hẹp và xơ cứng dưới tác động của huyết áp cao. Khi đó, chức năng của thận sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Nếu huyết áp tiếp tục tăng cao sẽ làm thay đổi cấu trúc của động mạch thận, không thể cung cấp đủ máu và oxy cho thận, khiến tế bào thận dễ bị thiếu máu cục bộ, thiếu oxy và dẫn đến hoại tử. Từ đó sẽ dẫn đến chức năng thận không bình thường và cuối cùng sẽ dẫn đến suy thận.
Trên thực tế, trong cuộc sống hàng ngày, suy thận do tăng huyết áp đơn thuần là tương đối hiếm. Ngoài ra, sự xuất hiện của suy thận có thể liên quan đến nhiều yếu tố, đặc biệt là những điểm sau đây.
1. Tự ý thay đổi thuốc theo ý muốn
Trong cuộc sống hằng ngày, một số bệnh nhân cao huyết áp khi thấy tác dụng của thuốc hạ huyết áp của người khác rất tốt thường mù quáng chạy theo xu hướng. Nhưng trên thực tế thì cơ địa mỗi bệnh nhân đều khác nhau nên loại thuốc họ dùng cũng khác nhau. Việc tự ý thay đổi theo ý muốn sẽ làm cho huyết áp không ổn định có thể dẫn đến suy thận theo thời gian.
2. Thay đổi liều lượng tùy ý
Đối với những bệnh nhân cao huyết áp có biểu hiện nặng, bác sĩ thường khuyên dùng thuốc kết hợp. Thế nhưng một số người lại cho rằng thuốc kết hợp có thể mang lại nhiều tác dụng phụ cho cơ thể nên một số bệnh nhân thường có xu hướng chỉ dùng một loại thuốc huyết áp để kiểm soát huyết áp.Và khi thấy huyết áp không được kiểm soát tốt thì tùy ý tăng liều. Tuy nhiên trên thực tế liều lượng và tác dụng phụ của thuốc có quan hệ mật thiết với nhau, nếu dùng liều lượng lớn sẽ gây hại cho thận.
3. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Ngoài việc uống thuốc theo giờ giấc bình thường, người bệnh cao huyết áp cũng nên hình thành thói quen sinh hoạt một cách khoa học. Vì nếu không kiểm soát được cuộc sống cũng khiến huyết áp không ổn định, dễ dẫn đến suy thận.
Hơn nữa, một số bệnh nhân cao huyết áp thường xuyên hút thuốc, uống rượu, thức khuya, sinh hoạt không điều độ, lâu dần sẽ dẫn đến suy thận.
4. Không theo dõi huyết áp thường xuyên
Trong cuộc sống, một số bệnh nhân cao huyết áp cảm thấy phiền phức nên không thường xuyên kiểm tra huyết áp. Trên thực tế, huyết áp cao sẽ tiếp tục thay đổi theo tuổi tác, tuy huyết áp được kiểm soát bằng cách dùng thuốc nhưng không có nghĩa là bệnh sẽ không tiến triển nặng thêm.
Huyết áp không được kiểm tra kịp thường xuyên, đôi lúc bị tăng cao, nhưng nếu không để ý, lâu dần cũng khiến thận bị tổn thương.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý với những loại hoa quả tốt sẽ giúp người bệnh cao huyết áp kiểm soát bệnh tốt hơn, ngăn ngừa biến chứng và bảo vệ sức khỏe. Vậy bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì? Dưới đây là tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.
1. Cà chua
Cà chua giàu chất carotenoid như lycopene và beta-carotene, đây là các chất chống oxy hóa mạnh. Việc tăng cường hấp thu cà chua trong chế độ ăn có thể giúp bạn bất hoạt các gốc tự do và loại bỏ các độc tố gây hại ra khỏi cơ thể. Điều này không chỉ làm chậm sự tiến triển của xơ vữa động mạch mà còn làm giảm stress oxy hóa và hỗ trợ kiểm soát huyết áp.
2. Chuối
Trong chuối chứa hàm lượng kali rất lớn - khoáng chất có vai trò kiểm soát tăng huyết áp hiệu quả. Trái ngược với Natri, kali không chỉ làm giảm huyết áp, giảm tác động xấu của Natri với huyết áp mà còn tăng cường củng cố thành mạch máu, giảm biến chứng liên quan do cao huyết áp.
3. Kiwi
Các chuyên gia cho biết, thường xuyên ăn kiwi sẽ giúp những người cao huyết áp mức độ nhẹ có thể cân bằng huyết áp tốt hơn. Chúng ta vẫn biết rằng ăn một quả táo mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng với người cao huyết áp, quả kiwi có tác dụng cân bằng huyết áp, điều hòa huyết áp tâm thu và tâm trương tốt hơn gấp 8 lần so với táo.
4. Hành tây
Theo nghiên cứu, vỏ ngoài của hành tây có sắc tố chứa xeton có tác dụng hạ áp một cách tự nhiên. Ngoài ra trong thành phần có chứa Prostaglandin A có thể làm giãn mạch máu và làm giảm độ nhớt của máu do đó cũng góp phần làm giảm huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành và ngăn ngừa huyết khối.