Tham khảo ngay 6 cách chữa dị ứng mẩn ngứa tại nhà dưới đây sẽ giúp bạn dễ chịu hơn khi thời tiết thay đổi.
- Để ý triệu chứng '2 ngứa 1 đen' trên cơ thể, báo hiệu ung thư gan đến gần
- Đau nửa đầu sau gáy bên phải: hồi chuông cảnh báo bạn cần lưu ý
Dị ứng mẩn ngứa thường xảy ra khi thay đổi thời tiết hoặc làn da nhạy cảm của bạn tiếp xúc với những yếu tố bên ngoài, trong đó bệnh mề đay là phổ biến nhất. Bạn không cần phải lo lắng vì điều đó sau khi đọc 6 cách chữa dị ứng mẩn ngứa hiệu quả dưới đây.
Biểu hiện dị ứng mẩn ngứa, mề đay
Dị ứng mẩn ngứa rất dễ dàng được nhận biết bởi biểu hiện rõ ràng của nó nhưng mề đay là một cấp độ nguy hiểm hơn mà bạn thường hay nhầm lẫn. Những đặc điểm nổi bật sau sẽ giúp bạn phân biệt đâu là dị ứng thông thường, đâu là mề đay.
Mẩn đỏ, sẩn phù
Da của bạn sẽ xuất hiện các vết mẩn đỏ theo từng cụm, lúc đầu các vết này xuất hiện ít nhưng nếu không chữa kịp thời sẽ lan ra thành các vùng lớn khắp cơ thể, khiến toàn thân ngứa ngáy, khó chịu.
Nổi ban, phù mạch
Bên cạnh đó, một biểu hiện khác của mề đay là môi, mí mắt hoặc lưỡi bị sưng phù, đỏ, phồng rộp và ngứa.
Nguyên nhân gây ra dị ứng mẩn ngứa, mề đay
Có rất nhiều yếu tố bên trong hoặc bên ngoài có thể gây ra dị ứng mẩn ngứa và nổi mề đay, thậm chí dị ứng không rõ nguyên nhân. Nhưng thường gặp nhất là các trường hợp dưới đây:
Dị ứng thời tiết
Một năm có bốn mùa, và thời điểm chuyển giao giữa các mùa kéo theo sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và không khí xung quanh khiến bạn chưa kịp thích nghi dẫn đến mẩn ngứa, nổi mề đay.
Dị ứng thực phẩm
Hệ miễn dịch trong cơ thể mỗi người khác nhau, do đó một số protein từ thức ăn khi đi vào cơ thể không tương thích với cơ chế miễn dịch gây ra dị ứng. Những loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm dễ khiến bạn bị dị ứng như hải sản, cá, tôm, cua, ốc…
Dị ứng do tiếp xúc với yếu tố lạ
Chúng ta thường thấy một số người dễ bị dị ứng với lông chó mèo, phấn một số loài hoa, khói bụi… do làn da của họ vô cùng nhạy cảm.
Phản ứng phụ với thuốc
Một số thành phần trong thuốc có thể gây kích ứng da, khiến da bị nổi mẩn đỏ ngứa ngáy. Điển hình là thuốc kháng sinh, giảm đau, an thần….
Dị ứng không rõ nguyên nhân
Trường hợp này khó chữa triệt để, tái phát lặp lại thường xuyên, tự xuất hiện và tự hết, khó xác định được lý do vì sao.
6 cách trị dị ứng mẩn ngứa, mề đay
Cách trị mẩn ngứa dân gian
Các bạn có thể áp dụng cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà bằng các phương pháp vô cùng đơn giản được dân gian lưu truyền. Bài thuốc dân gian từ thảo dược tự nhiên vừa an toàn vừa tiết kiệm chi phí nếu điều trị trong thời gian dài. Thường lá khế, chè xanh, kinh giới được nấu làm nước tắm, xông, còn gừng nấu nước uống, ngải cứu giã đắp lên các vùng da mẩn ngứa. Các loại cây này đều có tính mát, giúp làm dịu da và giảm ngứa hiệu quả.
Cách trị mề đay bằng muối
Nước muối có tính sát khuẩn có thể giúp da bạn giảm ngứa, sạch da. Sử dụng nước muối để vệ sinh vùng da bị mẫn cảm được xem là cách chữa dị ứng da tại nhà nhanh, tiện và khá hiệu quả. Tuy nhiên, không nên cho quá nhiều muối hay nước muối quá mặn, không nên ngâm da trong nước muối quá lâu, bởi da sẽ bị khô và có thể gây ra tác dụng phụ.
Với da bị tổn thương sâu, hở, không nên dùng nước muối vì sẽ gây ra cảm giác xót và đau đớn, thậm chí khiến vết thương càng ngày càng nghiêm trọng.
Cách trị nổi mề đay ở trẻ em
Hệ miễn dịch của trẻ em thường yếu. Do đó, bé rất dễ bị dị ứng bởi những thay đổi của thời tiết, thực phẩm lạ hay thuốc. Thường da bé rất nhạy cảm nên thường các mẹ hay áp dụng các bài thuốc dân gian như tắm lá khế, lá trầu không, hoặc đơn giản hơn là chườm lạnh, thoa thuốc mát da, uống nước gừng.
Chườm đá lạnh
Da mẩn ngứa, mề đay có thể bị nóng rát. Do đó việc chườm đá lạnh có thể giúp da dịu mát, dễ chịu hơn. Bạn hãy sử dụng một miếng gạc hay khăn mỏng bọc đá lạnh thay vì cho đá lạnh tiếp xúc trực tiếp lên vùng da nhạy cảm. Chườm mỗi ngày vài lần từ 5-10 phút.
Chế độ ăn nhiều dưỡng chất
Một nguyên nhân phổ biến gây ra dị ứng mẩn ngứa, mề đay là do hệ thống miễn dịch kém. Do đó một chế độ ăn khoa học, lành mạnh sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng và chống lại các yếu tố gây bệnh. Đặc biệt, bạn nên ăn nhiều loại trái cây như ổi, dứa, xoài… vì chúng giàu hàm lượng vitamin C, là chất chống oxy hóa. Tránh xa những đồ ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua và ăn nhiều rau xanh hơn bạn nhé.
Chữa dị ứng da bằng cây lô hội
Bên cạnh công dụng làm đẹp da, cây lô hội (nha đam) còn được biết đến như một loại thuốc chống viêm vô cùng tuyệt vời. Lô hội mát, trong suốt khi thoa lên da sẽ khiến cho các nốt mẩn ngứa nhỏ dần, xẹp xuống và biến mất. Da dị ứng cũng khỏi, mà da bình thường lại càng đẹp thêm nhờ tinh chất lô hội.
>>> Xem thêm:
- Cách chữa dị ứng mỹ phẩm khẩn cấp chị em cần biết
- Bà bầu bị dị ứng ngứa phải làm sao để khắc phục
Trên đây là một số cách chữa dị ứng mẩn ngứa vô cùng hiệu quả, tiết kiệm và an toàn mà ai cũng có thể áp dụng. Tuy nhiên, những phương pháp tại nhà vẫn mang tính chất tạm thời. Nếu da của bạn không thích ứng được với các phương pháp trên và trong thời gian dài chưa chữa khỏi thì hãy đến bác sĩ thăm khám và nghe tư vấn nhé.