Bạn bị đau xương bàn chân trái, đau xương bàn chân phải hay cả hai? Vậy đau xương bàn chân là gì?
- Răng khôn là gì? Mọc răng khôn bị đau thì phải làm gì?
- Bật mí 7 mẹo chữa đau răng sâu hiệu quả tại nhà chưa tốn đến 10 nghìn đồng
Tự nhiên đau xương bàn chân liệu có phải là dấu hiệu bạn đang gặp phải một căn bệnh nguy hiểm? Trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về đau xương bàn chân cũng như một số phương pháp hỗ trợ điều trị căn bệnh.
Hiện tượng đau xương bàn chân là gì?
Sự đau và viêm hay sưng ở xương bàn chân được gọi là đau xương bàn chân. Đối tượng hay mắc phải hiện tượng này là những người vận động nhiều nhưng lại không trang bị dụng cụ hay thiết bị bảo vệ bàn chân. Đây là một hiện tượng phổ biến nhưng lại khá dễ hồi phục.
Đau xương mu bàn chân
Đau mu bàn chân là gì?
Thỉnh thoảng bạn sẽ có cảm giác mu chân bị đau, điều này gây trở ngại cho việc đi lại, nếu cơn đau nghiêm trọng hơn thì ngay cả đứng, ngồi hay thậm chí không cử động chân bạn cũng sẽ thấy khó chịu.
Nếu cơn đau bạn cảm nhận được đến từ gân hay thớ cơ mu gân thì bạn có thể bị bong gân hoặc do một số chấn thương làm đau cơ gân mu bàn chân.
Dấu hiệu của đau mu bàn chân
- Đau nhức chân
- Tấy đỏ tại vùng bị tổn thương
- Sưng xung quanh mu bàn chân
- Cơn đau tăng dần khi bạn cử động nhiều nơi bàn chân, một số hoạt động như đi bộ, chạy...
Đau xương lòng bàn chân
Lòng bàn chân là phần dưới cùng của bàn chân, đây là nơi phải chịu đựng toàn bộ áp lực của cơ thể trong khi chúng ta làm mọi việc trừ lúc nằm. Theo nghiên cứu, cơ thể chúng ta có 26 xương và dây chằng liên kết tại bàn chân. Chính vì như vậy nên bàn chân hoạt động như bộ phận giảm sang chấn và đòn bẩy.
Do chịu quá nhiều áp lực như vậy nên khi bạn bị đau xương bàn chân thì vùng lòng bàn chân là nơi có khả năng cao nhất mắc phải.
Đau xương ghe bàn chân
Xương thuyền phụ là hiện tượng cấu trúc xương bất thường. Bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này sẽ có triệu chứng như:
- Đau ở phía trong bàn chân
- Đau ở phía dưới mắt cá trong và phía trước
- Cơn đau có khi lan ra phía sau mắt cá chân
- Phần chồi xương phía cạnh trong bàn chân khi cọ vào giày bị đau
- Nếu triệu chứng kéo dài bàn chân có thể bị vẹo ra phía ngoài
Nguyên nhân đau xương bàn chân
Một số nguyên nhân làm bàn chân đau từ bên trong cơ thể hay từ tác động của con người như:
- Tư thế hoạt động không đúng khiến bàn chân chịu nhiều áp lực
- Viêm, nhiễm trùng
- Bệnh thấp khớp
- Đau dây thần kinh hay nghẽn mạch
- Bị chấn thương trước đó
- Trật khớp...
Mặt khác, đau xương bàn chân là triệu chứng của một số căn bệnh như:
- Bệnh thuộc mạch máu: viêm tắc động mạch, u cuộn mạch…
- Bệnh thuộc dây thần kinh: viêm thần kinh ngoại biên, chèn ép dây thần kinh, đau thần kinh...
- Bệnh về gân cơ, dây chằng: đau do gân cơ bị quá tải, viêm cân gan chân…
- Bệnh u thần kinh giãn ngón chân
- Bệnh về xương - khớp
- Bệnh hoại tử chỏm xương bàn chân: thường gặp ở nữ giới, cơn đau xuất hiện ở vùng bàn chân trước khi vận động nhiều.
- Khớp cổ chân bị chồi xương: Bệnh này thường gặp ở người có tuổi do thoái hóa khớp hoặc ở người trẻ nếu đi lại quá nhiều làm khớp quá tải.
Điều trị đau xương bàn chân
Nghỉ ngơi
Nếu cơn đau ở bàn chân của bạn trở nên nặng hơn thì việc đầu tiên bạn cần làm là để bàn chân nghỉ ngơi, không nên vận động quá mạnh. Bạn nên kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng tại chỗ như đi bộ hay chạy bước nhỏ nếu tình trạng của bạn cải thiện hơn.
Chườm lạnh
Bạn cần chuẩn bị một túi đá, sau đó dùng túi đá này đặt lên vùng bị đau từ 15 đến 20 phút mỗi lần, làm tương tự như vậy 1 tuần từ 2 đến 3 lần. Bạn hãy lưu ý không nên đặt trực tiếp túi đá lên vùng bị thương, da của bạn sẽ có khả năng bị bỏng lạnh. Hãy dùng một chiếc khăn mỏng, đặt lên vùng bị thương sau đó mới đến túi đá.
Sử dụng giày thoải mái
Bạn không nên đi giày quá chật hay quá lỏng. Đặc biệt trong tình trạng cơn đau kéo dài, bạn nên hạn chế hay không sử dụng giày cao gót bởi nó có thể tăng thêm áp lực cho đôi chân của bạn. Bạn cũng có thể thêm miếng lót hay miếng đệm để cải thiện và giảm những cơn đau.
Sử dụng thuốc chống viêm
Bạn sẽ được bác sĩ kê thuốc giúp giảm viêm cũng như giảm các cơn đau. Một lưu ý khi sử dụng những loại thuốc này là bạn sẽ phải đối mặt với những tác dụng phụ như suy thận, đau dạ dày...mặc dù sau khi dùng có thể cơn đau của bạn giảm đi nhanh chóng.
Hơn thế nữa thuốc hỗ trợ trị đau bàn chân không có khả năng trị dứt điểm căn bệnh. Nếu bác sĩ không kê thuốc cho bạn thì bạn cũng không nên tự ý lấy thuốc bên ngoài các phòng khám hay nhà thuốc tư bởi làm như vậy rất nguy hiểm.
>>> Xem thêm:
- Đau xương bàn chân là bệnh gì?
- Điều bạn cần biết: Đau xương khớp kiêng ăn gì?
Sử dụng thuốc bôi giảm đau
Bên cạnh thuốc uống hỗ trợ giảm đau từ bên trong thì cũng có thuốc bôi bên ngoài da như capsaicin, bạn có thể mua được tại các quầy thuốc dưới dạng thuốc mỡ hay kem bôi.
Trên đây là bài viết tổng hợp về đau xương bàn chân từ nguyên nhân đến cách điều trị. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích và điều trị được căn bệnh của mình.