Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu có nguy cơ bùng phát gây hại cho sức khỏe

Sức khỏe 23/03/2023 09:57

Tình hình bệnh thủy đậu có số ca tăng mạnh tại Hà Nội được các chuyên gia khuyến cáo, cẩn trọng với nguy cơ dịch bùng phát.

Theo BS Trương Hữu Khanh thông tin trên Báo Công an nhân dân, mùa xuân – hè thời tiết chuyển từ lạnh sang nóng, sức đề kháng của trẻ giảm, những virus thông thường phát triển mạnh vào từ tháng 2 đến tháng 6 như thủy đậu, sởi, quai bị, rubel_la dễ dàng sinh sôi, phát triển và xâm nhập. Những bệnh đã có vaccine phòng ngừa như thuỷ đậu bùng phát mạnh còn tuỳ thuộc vào việc tiêm chủng của người dân. Nếu không tiêm vaccine phòng bệnh, nguy cơ mắc bệnh và lây lan trong cộng đồng cao.

Dấu hiệu nhận biết

Về diễn tiến của bệnh, vị chuyên gia truyền nhiễm cho biết, thời gian ủ bệnh sau khi lây nhiễm virus là khoảng 2 tuần. Ban đầu, người bệnh cảm thấy hơi khó chịu, mệt mỏi, sốt nhẹ. Sau đó xuất hiện các nốt ban đỏ trên da, vài giờ sau thành nốt phỏng nước trong, rồi ngả màu nước đục. Ban mọc rải rác toàn thân, kể cả trong miệng. Nếu không bị bội nhiễm sau vài ngày, nốt thuỷ đậu tự khô, đóng vảy và bong ra, không để lại sẹo hoặc thương tổn trên da.

Cũng theo giadinh.suckhoedoisong, con đường lây chủ yếu của bệnh là qua đường hô hấp, hoặc khi tiếp xúc với dịch từ bọng nước khi vỡ ra của người bệnh. Nốt thủy đậu có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng vài chục đến vài trăm nốt.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu có nguy cơ bùng phát gây hại cho sức khỏe - Ảnh 1
Thời gian ủ bệnh sau khi lây nhiễm virus là khoảng 2 tuần. Ảnh: Internet

Ngoài ra, theo thông tin từ Báo Tổ quốc, bệnh thủy đậu nằm trong số bệnh truyền nhiễm dễ lây lan từ người sang người. Đối với người chưa từng mắc thủy đậu, chưa được tiêm phòng vắc xin ngừa thủy đậu thì có nguy cơ cao mắc bệnh lên tới 90%. Con đường lây lan chính của bệnh thủy đậu sẽ qua 3 hình thức: Đường hô hấp; Lây qua tiếp xúc trực tiếp; Lây qua vật trung gian khi người không mắc bệnh tiếp xúc, chạm vào hay sử dụng vật dụng cá nhân, giường chiếu với người mắc bệnh thủy đậu.

Bệnh thủy đậu có mức độ lây nhiễm mạnh nhất trong giai đoạn phát bệnh. Ở giai đoạn này, toàn cơ thể người bệnh xuất hiện những nốt mụn nước, dễ dàng lây nhiễm sang người khác.

Người mắc bệnh thủy đậu sẽ bị sốt, mệt mỏi nhẹ toàn thân kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày.

Cần đưa người bệnh tới gặp bác sĩ nếu thời gian sốt kéo dài hơn, đối với trẻ nhỏ khi sốt cao trên 39 độ C kèm triệu chứng co giật, khó thở; người lớn sốt cao trên 39,5 độ C.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu có nguy cơ bùng phát gây hại cho sức khỏe - Ảnh 2
Nguy cơ của thủy đậu. Ảnh: Internet

Phân biệt thủy đậu và đậu mùa

Theo Báo Sức khỏe và đời sống, hiện nay, hai căn bệnh này đều là căn bệnh phức tạp và có một số triệu chứng dễ nhầm lẫn. Dưới đây là những cách giúp phân biệt hai bệnh này:

1. Khác nhau về loại virus

Hai căn bệnh này đều do virus gây ra:

- Thủy đậu do Varicella Zoster virus (VZV), không cùng họ với virus gây bệnh đậu mùa ở khỉ. Nó là một thành viên của gia đình Herpesviruses. Người ta đã xác nhận rằng phát ban do hai loại virus này biểu hiện khác nhau trên da.

-Virus đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus trong họ Poxviridae, không liên quan đến VZV. Bệnh đậu mùa khỉ là anh em họ của bệnh đậu mùa.

2. Khác nhau về tổn thương da

Mặc dù cả hai bệnh đều gây phát ban với các mụn nước nhỏ, nhưng có sự khác biệt về loại phát ban và sự phân bố của phát ban trên da.

Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ?

Xác định vật chủ trung gian lây bệnh đậu mùa khỉ

Thủy đậu chỉ ảnh hưởng đến một phần của cơ thể nhưng bệnh đậu mùa khỉ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu có nguy cơ bùng phát gây hại cho sức khỏe - Ảnh 3
Thủy đậu và đậu mùa khỉ. Ảnh: Sức khỏe và đời sống

 

Bệnh đậu mùa khỉ có các tổn thương đồng bộ, tất cả các tổn thương thường trông giống nhau ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Các tổn thương da do virus đậu mùa khỉ thường có các hạch bạch huyết sưng lên có màu trắng trong khi bị thủy đậu, không sưng và thường có màu đỏ.

3. Sự lây truyền

Đối với bệnh đậu mùa khỉ:

- Virus gây đậu mùa khỉ có thể lây lan từ động vật sang người qua vết cắn hoặc vết xước của động vật bị nhiễm bệnh, khi tiếp xúc với động vật hoang dã, hoặc qua việc sử dụng các sản phẩm làm từ động vật bị nhiễm bệnh.

- Sự lây truyền cũng có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi (có thể dẫn đến bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh) hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.

- Có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể hoặc vết loét trên người bị nhiễm bệnh hoặc với các vật liệu đã chạm vào dịch cơ thể hoặc vết loét, chẳng hạn như quần áo hoặc khăn trải giường.

Đối với bệnh thủy đậu:

-Bệnh thủy đậu dễ lây lan từ những người bị bệnh thủy đậu sang những người khác chưa từng mắc bệnh hoặc chưa từng được tiêm phòng.

-Nếu một người mắc bệnh này thì có tới 90% những người gần gũi với người đó không được miễn dịch cũng sẽ bị nhiễm bệnh.

- Virus lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh thủy đậu.

- Một người đã từng bị thủy đậu hoặc được chủng ngừa hiếm khi bị nhiễm lại. Đối với những người bị nhiễm lại, các triệu chứng cũng ít nghiêm trọng hơn.

Các kỹ thuật khuếch đại DNA như xét nghiệm PCR có thể được sử dụng để kiểm tra các tình trạng này và giúp phân biệt loại virus nào đang gây phát ban.

4. Các triệu chứng khác

Bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu cũng có thể được phân biệt thông qua các triệu chứng sau:

-Sốt: Phát ban trong đậu mùa khỉ xuất hiện từ 1 đến 5 ngày trong khi ở bệnh thủy đậu xuất hiện từ 1 đến 2 ngày sau khi sốt.

-Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh của bệnh đậu mùa khỉ từ 5 đến 21 ngày trong khi bệnh thủy đậu kéo dài từ 4 đến 7 ngày.

 

 

Tăng gần 140 lần ca mắc thuỷ đậu ở Hà Nội: Chuyên gia khuyến cáo cách phòng bệnh

Số ca mắc thuỷ đậu ở Hà Nội tăng đột biến - gần 140 lần. Nhiều bệnh viện trên địa bàn Thủ đô đã tiếp nhận bệnh nhân thủy đậu bao gồm cả 'chùm' ca.

TIN MỚI NHẤT