Trầm cảm xuất hiện ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Cùng xem dấu hiệu của trầm cảm ở các mức độ khác nhau để có biện pháp điều trị kịp thời.
- Thiếu ngủ dịp Tết coi chừng suy kiệt, trầm cảm: Xem ngay lời khuyên này từ bác sĩ
- Trầm cảm cười: Mối đe dọa sau nụ cười và vẻ ngoài luôn tỏ ra hạnh phúc
Trước áp lực của cuộc sống, tinh thần và sức khỏe của con người bị ảnh hưởng không nhỏ. Nhiều căn bệnh tâm lý xuất hiện hơn và đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt trong đó phải nhắc đến bệnh trầm cảm. Đây chính là hồi chuông cảnh báo cho lối sống vô tâm của một bộ phận người, chỉ chú ý đến bản thân mà quên đi người bên cạnh mình. Vì vậy hãy quan sát và biết những dấu hiệu của trầm cảm từ sớm để có phương án trị bệnh kịp thời.
Bệnh trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm là căn bệnh rối loạn tâm trạng rất thường gặp ở con người. Tất cả các đối tượng thuộc mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải tuy nhiên nặng nề nhất chính là phụ nữ sau sinh.
Những người bị bệnh trầm cảm sẽ gặp phải các tâm trạng buồn bã, hay khóc, giảm hứng thú trong mọi việc. Tần suất nguy cơ khiến một người mắc bệnh trầm cảm trong đời là 15 đến 25%. Và theo thống kê có tới hơn 80% dân số trên thế giới đã từng bị trầm cảm ít nhất một lần trong đời chỉ là ở mức độ khác nhau.
Nếu chẳng may có người nhà mắc bệnh này thì bạn cần phải quan tâm điều trị ngay từ ban đầu. Bởi khi trầm cảm nhẹ có thể chữa bằng thuốc, không nguy hiểm. Nhưng nếu bị nặng thì sẽ xuất hiện những hành động tiêu cực, ảnh hưởng đến mạng sống của bản thân và người xung quanh.
Trầm cảm mức độ nhẹ
Triệu chứng bệnh trầm cảm mức độ nhẹ
Khi bị trầm cảm ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ có những dấu hiệu sau:
- Tâm trạng cảm thấy buồn bã. Kèm theo đó là hay khóc.
- Hoàn toàn không có động lực cũng như hứng thú trong công việc. Cả đối với những việc trước đây được coi là sở thích.
Nguyên nhân trầm cảm nhẹ
Trầm cảm nhẹ xuất hiện do những nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Do sang chấn tâm lý: Đây chính là biểu hiện của stress dẫn đến trầm cảm. Và nó là nguyên nhân hàng đầu nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này. Nó đến từ những tác động bên ngoài ví dụ như: mâu thuẫn giữa gia đình và bạn bè, sốc về tâm lý, căng thẳng trong công việc…
- Do sử dụng các chất có tác động đến thần kinh hoặc các chất gây nghiện: Khi bạn sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các chất gây nghiện như ma túy sẽ gây kích thích cũng như cảm giác hưng phấn tạm thời. Tuy nhiên, sau đó chúng sẽ khiến cho hệ thần kinh của bạn bị ảnh hưởng lớn. Từ đó dẫn đến trầm cảm, cơ thể sẽ mệt mỏi, trí lực sẽ giảm sút cũng như ức chế.
- Do bệnh thực thể ở não: Những người bị ảnh hưởng bởi những chấn thương cũng như các bệnh viêm não hoặc u não sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn do cấu trúc não đã bị tổn thương. Người bệnh sẽ cảm thấy rối loạn tâm trạng. Khả năng chịu đựng được những cú sốc, sang chấn tâm lý kém, chỉ cần có những tác động rất nhỏ cũng đã dẫn đến các rối loạn.
Trầm cảm nặng
Trầm cảm nặng là mức độ cao hơn, thường gặp phải ở những đối tượng là nam giới trên 50 tuổi sống tại nông thôn và nữ giới trẻ tuổi ở thành thị. Và những người bị trầm cảm nặng sẽ có ý đồ tự sát.
Biểu hiện của bệnh trầm cảm nặng
Bên cạnh 2 biểu hiện trên của trầm cảm nhẹ thì trầm cảm mức độ nặng sẽ kèm theo 7 triệu chứng liên quan nữa là:
- Rối loạn giấc ngủ
- Thay đổi về khẩu vị khi ăn uống
- Có những sự chuyển động chậm chạp hơn và rất dễ bị kích động
- Thường xuyên cảm giác tội lỗi cũng như thất vọng về bản thân mình
- Mệt mỏi, chán nản
- Khó tập trung, không thể giải quyết các vấn đề đơn giản hằng ngày.
- Luôn suy nghĩ đến cái chết.
Ngoài ra, ở một vài trường hợp còn có thêm các dấu hiệu sau:
- Không thể thực hiện được các hoạt động đơn giản và thiết yếu nhất trong sinh hoạt hằng ngày.
- Có khả năng bị hoang tưởng, xuất hiện ảo giác.
Nguyên nhân trầm cảm nặng
Bên cạnh những nguyên nhân trầm cảm nhẹ phía trên thì người bị trầm cảm nặng sẽ còn do các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến trầm cảm nặng đó là khi người bệnh mới phát hiện bị trầm cảm nhẹ nhưng không có phương án điều trị kịp thời khiến chúng phát triển không kiểm soát được.
- Do yếu tố di truyền: Nếu trong nhà có người bị trầm cảm, đặc biệt là những người gần nhất là bố và mẹ bị, thì nguy cơ con cái bị trầm cảm là rất cao.
- Do giới tính: Thường thì phụ nữ sẽ bị trầm cảm cao gấp 2 lần so với nam giới bởi họ vừa phải gánh vác công việc gia đình vừa làm việc xã hội. Có những thay đổi về ngoại hình, tính cách trong thời kỳ sinh đẻ.
- Thường xuyên mất ngủ.
Đến giai đoạn này, nếu bạn không có cách chữa bệnh trầm cảm hợp lý thì rất có thể sẽ có hành vi tự sát và lúc nào cũng nghĩ đến cái chết. Mỗi người cần phải nắm được những dấu hiệu của trầm cảm để nhận biết sớm không chỉ cho bản thân mà còn là cho những người xung quanh.