Người bị gout thì nên ăn gì và không nên ăn gì? Cùng tìm hiểu về thực đơn cho người bệnh gout để có được chế độ ăn hợp lý.
- Bật mí thực đơn cho người gầy tăng cân sau 1 tuần
- Tìm hiểu thực đơn cho người đau dạ dày để tránh những cơn đau bất chợt
Người ta vẫn gọi bệnh gout là bệnh của người giàu. Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng cao của cuộc sống, nhu cầu ăn uống, chế độ sinh hoạt bất hợp lý của con người chính là nguyên nhân dẫn đến việc căn bệnh này xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Theo số liệu thống kê có tới 95% nam giới ở tuổi trung niên bị mắc bệnh gout. Tâm lý chung của người bị gout là không dám ăn uống gì cả sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, để người bệnh vẫn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đủ sức khỏe thì nên chú trọng vào việc xây dựng thực đơn cho người bệnh gout thật hợp lý.
Dinh dưỡng trong chế độ ăn cho người bị gout
Khi bị gout ở giai đoạn đầu tiên, chúng chưa thể làm ảnh hưởng đến thận của bạn, cũng như xuất hiện các bệnh nội tại bên trong và chúng ta vẫn hoàn toàn là những người khỏe mạnh. Và vào thời kỳ này điều bạn cần phải cực kỳ quan tâm đó chính là các cơn đau cấp sẽ xuất hiện cũng như tình trạng axit uric trong máu. Việc giải quyết những vấn đề này hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ vào một thực đơn cho người bị gout phù hợp.
Thực tế những người mắc bệnh gout thì axit uric trong máu sẽ cao. Nguyên nhân chính là do chúng ta ăn quá nhiều chất đạm có chứa nhân purin. Chúng sẽ dần thoái giáng thành axit uric và kèm theo hiện tượng suy thận sẽ giảm khả năng đào thải axit uric của cơ thể. Và kết quả là nồng độ axit uric trong máu tăng lên cao hơn.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bị bệnh gout
Rất đơn giản thôi, khi xây dựng thực đơn cho người bị bệnh gout, chúng ta buộc phải giảm các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin là nguyên nhân chính hình thành axit uric gây ra bệnh gout. Vì vậy, chúng ta cần phải chú ý đến các nguyên tắc vàng như sau:
Giảm ăn nhóm thực phẩm giàu đạm
Một điểm cần phải luôn luôn ghi nhớ khi xây dựng thực đơn đó chính là giảm lượng đạm vào cơ thể xuống mức thấp nhất có thể. Với những nguyên tắc như sau:
- Lựa chọn các loại thực phẩm chứa dưới 50mg% purin gồm: thịt lợn nạc, sữa ít béo, trứng.
- Hạn chế các loại thực phẩm giàu đạm chứa tới 50mg% purin tức là trong 100g thực phẩm có chứa tới 50mg purin.
- Tuyệt đối tránh nhóm trên 150mg%. Nhóm thực phẩm này sẽ bao gồm: nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, hải sản, thực phẩm họ đậu và sản phẩm làm từ đậu, nấm, măng tây, dọc mùng, giá đỗ…
Sử dụng vừa đủ nhóm thực phẩm giàu chất béo
Chất béo là một phần cực kỳ quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Bởi chúng giúp cung cấp năng lượng để cấu tạo tế bào cũng như duy trì hoạt động sống của cơ thể. Chính vì vậy mà chúng ta không thể nào kiêng hoàn toàn những thực phẩm giàu chất béo mà chỉ sử dụng ở một mức độ vừa phải không làm tăng các cơn đau do gout gây ra.
Lượng chất béo chỉ cần chiếm khoảng 15 đến 20% tổng giá trị dinh dưỡng của bữa ăn. Chúng ta nên dùng vừa phải mở và tăng dần lượng dầu thực vật như: dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng.
Sử dụng bình thường các thực phẩm chứa tinh bột
Nhóm thực phẩm chứa tinh bột nhiều như cơm, mì, phở, bún, khoai, sẵn là những loại thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong chế độ ăn của những người bị bệnh gout. Chúng sẽ nằm trong khoảng 70% tổng giá trị của bữa ăn hằng ngày. Bạn hoàn toàn có thể ăn các loại thực phẩm này một cách thoải mái mà không lo lắng.
Tăng nhiều rau xanh
Các thực phẩm tốt cho người bệnh gout và những món ăn chữa bệnh gout cần phải được nhắc đến đó chính là rau, củ, quả. Trừ các loại nấm, giá đỗ, măng tây… thì nên tăng cường sử dụng các loại rau sau đây:
- Cải bẹ xanh: Chất xơ, vitamin và khoáng chất có trong cải bẹ xanh giúp giải nhanh axit uric có trong cơ thể ra ngoài một cách nhanh chóng. Chúng ta có thể uống nước ép cải bẹ mỗi ngày hoặc chế biến thành các món ăn tùy sở thích.
- Củ cải trắng: Đây là loại củ có tính mát, vị ngọt, giúp lợi quan tiết cũng như hành phong khí, trừ tà nhiệt, phong thấp và cực tốt cho bệnh gout. Cách chế biến là: củ cải luộc, phơi khô sắc nước uống hằng ngày, nấu cháo.
- Dưa chuột: Dưa chuột sẽ hạn chế tình trạng lắng đọng tinh thể urat trong xương khớp, thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric qua đường tiết niệu và điều trị gout hiệu quả. Nếu chưa biết bữa sáng cho người bệnh gout nên ăn gì thì hãy nhớ đến dưa chuột.
- Cà tím: Giúp giảm cholesterol trong máu, hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị gout hiệu quả.
- Bí đỏ: Giảm tình trạng thừa cân, béo phì cho người bệnh nhờ hàm lượng chất xơ cao, ít calo và chất béo.
- Rau cần tây: Dù ép lấy nước hay chế biến chúng cũng giúp giảm axit uric trong máu hạn chế cơn gout cấp tái phát.
- Bí đao: Loại bỏ protein chuyển hóa thành axit uric và hỗ trợ thải axit uric có trong cơ thể ra ngoài.
- Dâu tây và dưa hấu: ít calo, giàu vitamin, khoáng chất, giải nhiệt.
Với những nguyên tắc để có được thực đơn cho người bệnh gout hoàn hảo như trên hy vọng bạn đã có được sự lựa chọn hoàn hảo cho mình để loại bỏ căn bệnh này.