Căn bệnh cô gái và một số người từng mắc phải dẫn đến nhiễm trùng huyết, gây những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí phải cắt bỏ chi.
- 70% bệnh nhân lao trong độ tuổi lao động, trẻ em đối diện nguy cơ
- 4 bất thường trên da cảnh báo ung thư
Thông tin từ Zing, Tatiana Timon (35 tuổi, đến từ Camberwell) hào hứng với kỳ nghỉ tới Angola cùng vũ đoàn của mình vào tháng 5/2022. Tuy nhiên, khi trở lại Vương quốc Anh, cô nhanh chóng trở nên suy kiệt.
Theo News.com.au, Timon bị muỗi đốt trong chuyến đi 10 ngày ở quốc gia Nam Phi. Tại bệnh viện, các bác sĩ kết luận cô mắc dạng sốt rét chết người.
Tình trạng sức khỏe của Timon xấu đi nhanh đến mức bác sĩ buộc phải đưa cô vào tình trạng hôn mê sau khi bị nhiễm trùng huyết. Để ngăn máu nhiễm độc lan đến các cơ quan quan trọng của Timon, bác sĩ quyết định cắt cụt tứ chi của cô.
“Khi tỉnh dậy sau cơn hôn mê, tôi biết mình đang ở trong bệnh viện và điều gì đó đã xảy ra với mình. Tôi chỉ không biết mọi chuyện tệ đến mức nào”, cô nhớ lại.
Cũng theo Báo Người Đưa Tin, một người phụ nữ 44 tuổi tại Mỹ từng phải Cắt bỏ một bên chân vì bị muỗi đốt
Chuyện xảy ra khi cô đang tháo dỡ đồ trang trí từ trên tường xuống. Đột nhiên cô cảm thấy bị đau chân. Khi trèo xuống cầu thang, cơn đau ngày càng kinh khủng và chỉ vài ngày sau cô không thể đi lại được.Cô được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao và đau đớn. Các vết mẩn đỏ xuất hiện khắp cơ thể, huyết áp giảm đột ngột.
Các bác sĩ cho biết cô bị viêm mạc hoại tử, một loại nhiễm trùng dẫn đến chết người và đang ăn mòn da thịt cô. Kỳ lạ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do cô bị muỗi đốt.
Để giữ mạng sống cho mình, cô buộc phải hy sinh cắt bỏ một bên chân. Đến nay, cô chia sẻ rằng, dù thiếu đi một chân nhưng cô không cảm thấy buồn phiền. Cô vẫn cố gắng để sống vui vẻ và hạnh phúc hàng ngày.
Cũng theo Thanh Niên, một chàng trai bị muỗi đốt khiến chân phình to gấp 5 lần và không chữa được. Tình trạng này không có thuốc trị.
Ban đầu, đó chỉ là vết muỗi chích ở bàn chân trái. Sau đó, nó gây ra những tổn thương da. Cha mẹ anh Bong Thet lúc ấy nghĩ đó chỉ là vết trầy xước bình thường nên không quan tâm.
Tuy nhiên, qua thời gian, những cục u nhỏ xuất hiện quanh bàn chân trái anh Bong Thet. Đến khi anh 12 tuổi, những cục u đã phát triển lớn đến mức bao phủ toàn bộ bàn chân.
Lúc này, mặc dù muốn chữa trị nhưng bố mẹ anh Bong Thet không thể chi trả chi phí y tế đắt đỏ. Họ chỉ là công nhân ở một nhà máy địa phương. Qua thời gian, bệnh tình của anh càng tiến triển nặng.
Trong suốt hơn 20 năm, anh đã không thể đến bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị căn bệnh của mình.
Theo Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, có 5 loài ký sinh trùng gây bệnh sốt rét thuộc họ Plasmodium) ở người gồm: P.vivax, P.falciparum (đây là 2 loài nguy hiểm), P.malariae, P.ovale (2 loài ít nguy hiểm hơn) và P. knowlesi (chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, chủ yếu trên khỉ nhưng cũng có thể gây bệnh sốt rét nặng cho người). Riêng Việt Nam có 3 loại: P. falciparum, P.vivax và P.malariae. Những ký sinh trùng này truyền bệnh thông qua vật chủ trung gian là muỗi Anophen (Anopheles). (2)
Thế giới có khoảng 422 loài muỗi Anophen nhưng thực tế chỉ tầm 70 loài muỗi mới có thể truyền ký sinh trùng gây bệnh sốt rét, trong đó 40 loài muỗi là vật chủ trung gian truyền bệnh. Ở Việt Nam có 15 loài muỗi Anophen gây bệnh, trong đó có 3 loài truyền bệnh thường xuyên gồm: An.dirus, An.minimus, An.epiroticus và 12 loài truyền bệnh phụ: An.aconitus, An.jeyporensis, An.maculatus, An.sinensis, An.campestri, An.subpictus, An.vagus, An.indefinitus.
Muỗi An.dirus phát triển mạnh vào mùa mưa, phân bố chủ yếu ở vùng rừng núi từ 20 vĩ độ Bắc trở vào Nam. Muỗi An.epiroticus sinh sống ở ven biển nước lợ Nam Bộ. Muỗi An.minimus phân bố ở vùng rừng núi đồi dưới 1.000 mét, phát triển mạnh vào đầu và cuối mùa mưa. Bệnh sốt rét xảy ra chủ yếu ở vùng rừng núi, nơi người dân canh tác làm nương rẫy, trồng cao su, đi du lịch đến vùng lưu hành bệnh sốt rét,… Người bệnh được xác định nhiễm ký sinh trùng gây bệnh sốt rét khi có kết quả xét nghiệm máu dương tính.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sốt rét gồm: Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người cao tuổi, thai phụ. Đáng lưu ý, một số trường hợp sốt rét bẩm sinh dù hiếm gặp nhưng bệnh xuất hiện sớm ngay sau khi trẻ chào đời. Lúc này, trẻ quấy khóc, sốt, vàng da, gan lách to. Với trẻ trên 6 tháng tuổi nếu bị sốt rét sẽ sốt cao liên tục, nôn, tiêu chảy, bụng chướng, gan lách to, có dấu hiệu viêm màng não, co giật, tỷ lệ tử vong cao.Để phòng bệnh sốt rét, người dân cần ngủ mùng dù ở trong nhà, nương rẫy, hay đi du lịch trong rừng. Những khu vực có muỗi Anophen lưu hành cần diệt muỗi bằng phun thuốc định kỳ, tẩm màn hóa chất để diệt muỗi, xoa kem và hương xua muỗi, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt hồ nước, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước, mặc quần áo dài buổi tối,…
Ngoài ra, những khu vực bệnh sốt rét lưu hành thường xuyên thì người dân còn được uống thuốc dự phòng ngắn ngày, xác định sớm ca bệnh để khoanh vùng dịch.