Hơn một tháng đi khập khiễng do đau chi dưới bên trái, cô nữ sinh 19 tuổi Hiểu Mẫn được gia đình đưa đi khám và bất ngờ với kết luận của bác sĩ.
- Sốc: Bác sĩ tuyên bố em bé sinh non qua đời và đặt 'thi thể' suốt 8 tiếng trong túi nilong, cha mẹ phát hiện chi tiết bất ngờ và giúp con sống lại ngay sau đó
- Phát hiện chấn động: Vòng bụng tăng 1cm sẽ khiến não ‘già’ thêm một tuổi, nếu không muốn bị teo não, thoái hóa thần kinh hãy kiểm soát ngay điều này
Hiểu Mẫn nữ sinh 19 tuổi của Đại học Chu Hải đã đi khập khiễng hơn một tháng nay do đau ở chi dưới bên trái. Cô không thể đi lại như bình thường được, vì vậy gia đình đã đưa Hiểu Mẫn đến bệnh viện thăm khám. Khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện Hiểu Mẫn gần như bị liệt, nguyên nhân là do áp xe khớp xương cùng bên trái (khớp sacroiliac).
Sau khi tìm hiểu bệnh sử của Hiểu Mẫn, bác sĩ phát hiện “thủ phạm” khiến Hiểu Mẫn gần như bị liệt đó chính là xỏ lỗ tai. Ba tháng trước khi phát bệnh, Hiểu Mẫn đã từng đi xỏ lỗ tai, dái tai trái của cô liên tục bị rỉ dịch hơn 3 tháng qua. Vậy nhưng Hiểu Mẫn và gia đình vẫn chưa điều trị vết thương ở lỗ tai.
Theo Sohu, các bác sĩ cho biết, vi khuẩn staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) chính là nguyên nhân gây ra tình trạng hiện tại của Hiểu Mẫn. Trên thực tế bấm lỗ tai là một thao tác xâm lấn, nếu thao tác không chuẩn sẽ làm khả năng lây nhiễm vi khuẩn này tăng lên.
Bác sĩ nhắc nhở rằng, những ai thể chất dễ để lại sẹo hoặc dễ bị sẹo dài thì không nên xỏ lỗ tai. Dù có muốn xỏ lỗ tai cũng không nên bấm vào vùng sụn vành tai. Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất là chúng ta phải lựa chọn cơ sở uy tín để bấm lỗ tai để tránh những nguy cơ lớn do nhiễm trùng gây ra.