Chuyên gia nêu rõ những bệnh thường gặp mùa Đông khiến trẻ đau yếu, còi cọc: Vitamin D và thực phẩm lành mạnh bổ sung

Sức khỏe 06/01/2023 16:06

Thời tiết thay đổi, đặc biệt khi trời trở lạnh bất thường, sức đề kháng của trẻ trở nên yếu đi. Theo chuyên gia, vitamin D rất cần thiết cho sức khỏe mà cha mẹ cần bổ sung để trẻ luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

Những căn bệnh thường gặp

Theo Lao Động, mùa đông thời tiết khắc nghiệt, cả người lớn và trẻ em đều rất dễ bị ốm, tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất khi trời giá rét. Dưới đây là các bệnh thường gặp trong mùa đông mà trẻ em dễ mắc phải.

RSV: Virus hô hấp hợp bào

Là một căn nguyên gây virus nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi, có thể gây ra viêm phổi, viêm tiểu phế quản. Nó có thể gây ra các triệu chứng nặng và nguy hiểm ở trẻ sơ sinh.

Chuyên gia nêu rõ những bệnh thường gặp mùa Đông khiến trẻ đau yếu, còi cọc: Vitamin D và thực phẩm lành mạnh bổ sung  - Ảnh 1
Những căn bệnh trẻ dễ gặp phải trong mùa lạnh. Ảnh: Internet

Cúm

Là một virus gây nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan. Sự khởi phát của bệnh thường đột ngột và có các triệu chứng đi kèm như: Sốt cao, Ho, Chảy mũi, ngạt mũi, Đau nhức cơ, mệt mỏi, Viêm kết mạc mắt nhẹ (đỏ mắt, ngứa), Có thể kèm theo nôn ói/ tiêu chảy.

Cảm lạnh thông thường

Là một bệnh do virus gây ra, các triệu chứng thường nhẹ. Trẻ có thể bị sốt nhẹ ngay từ khi mắc bệnh. Mặc dù cảm lạnh có vẻ xảy ra thường xuyên hơn vào những tháng mùa đông giá rét, nhưng chúng có thể xảy ra quanh năm. Có nhiều loại virus gây ra cảm lạnh, có thể kéo dài 5-14 ngày.

Viêm họng do vi khuẩn ( Strep throat)

Là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, dễ lây lan, hay gặp vào mùa thu, mùa đông và đầu mùa xuân, đặc biệt ở trẻ nhóm từ 5 đến 15 tuổi.

Viêm dạ dày- ruột (Stomach flu: “cúm bao tử”)

Viêm dạ dày ruột do virus là một bệnh nhiễm trùng đường ruột hay gặp, thường không liên quan tới cảm lạnh hoặc cúm. Triệu chứng liên quan tới đường tiêu hóa có thể lên tới 1 tuần.

Loại vitamin cần thiết trong mùa lạnh

Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM), mùa này miền Bắc- Trung lạnh, miền Nam thời tiết cũng thất thường nên con nít càng dễ ốm bệnh, người lớn cũng không ngoại lệ. Người ta thấy vào mùa lạnh thì hệ miễn dịch của con người thường bị yếu hơn. Một phần do thời gian tiếp xúc với ánh nắng ít đi, thiếu các hoạt động ngoài trời… và một lý do khác được nghiên cứu nhiều năm gần đây liên quan đến thiếu hụt vitamin D.

 

Chuyên gia nêu rõ những bệnh thường gặp mùa Đông khiến trẻ đau yếu, còi cọc: Vitamin D và thực phẩm lành mạnh bổ sung  - Ảnh 2
Bác sĩ nói về loại vitamin thiết yếu trong mùa lạnh. Ảnh: Internet

Vitamin D là mắt xích quan trọng của hệ miễn dịch, bên cạnh việc hấp thu và sử dụng canxi trong cơ thể để xương chắc, tăng chiều cao (cùng vitamin k2). Theo đó, nó hoạt động như 1 hormone, thụ thể của nó có mặt hầu hết các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả các tế bào miễn dịch

Vitamin D tác động tới cả miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được, giúp các tế bào miễn dịch nhanh nhạy hơn trong nhận diện, bắt giữ các anh ngoại lai gây bệnh, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả…

Chuyên gia nêu rõ những bệnh thường gặp mùa Đông khiến trẻ đau yếu, còi cọc: Vitamin D và thực phẩm lành mạnh bổ sung  - Ảnh 3
Bác sĩ Trương Hữu Khanh chia sẻ kiến thức chăm sóc sức khỏe mùa lạnh.

Trẻ thiếu vitamin D không chỉ gây tình trạng còi xương, thấp còi mà còn làm suy giảm miễn dịch. Đủ vitamin này giúp hệ miễn dịch khoẻ khoắn, trẻ ít ốm bệnh hơn, đặc biệt là giảm nguy cơ nhiễm các bệnh viêm đường hô hấp hay gặp như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, lao…

Ngoài vitamin C, E, A,... vitamin D trong mùa lạnh cần được chú ý hơn.

Cũng theo VnExpress chia sẻ từ bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Neeraj Gandhi: “Việc đi ra ngoài dưới ánh nắng mặt trời ít nhất một khoảng thời gian nào đó trong ngày là rất quan trọng. Xương bị ảnh hưởng nhiều trong mùa đông, nhiều người bị đau khớp nặng hơn trong mùa này. Việc hấp thu lượng lớn vitamin D rất có lợi”.

Tiến sĩ Patil bổ sung: “Một người dưới 70 tuổi nên hấp thu 600 đơn vị quốc tế (IU) ánh sáng mặt trời, cũng được gọi là lượng cần thiết hàng ngày. Vì vậy, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút vào sáng sớm là rất quan trọng”.

Chuyên gia nêu rõ những bệnh thường gặp mùa Đông khiến trẻ đau yếu, còi cọc: Vitamin D và thực phẩm lành mạnh bổ sung  - Ảnh 4
Vitamin D cần thiết cho trẻ. Ảnh: Internet

Ánh sáng mặt trời là nguồn vitamin D lớn nhất. Chúng ta nên đi ra ngoài để nhận được liều thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn không thể đáp ứng đủ nhu cầu từ nguồn vitamin D tự nhiên này thì có thể bổ sung thêm từ các loại sữa và ngũ cốc có chứa vitamin D trên thị trường.

Các loại thực phẩm giàu vitamin D

Theo Báo Sức khỏe và đời sống, nhu cầu khuyến nghị về vitamin D cho những người trong độ tuổi từ 1-70 là 600 đơn vị quốc tế (IU), với những người trên 70 tuổi có thể cần tới 800 IU vì họ dễ bị tổn thương hơn. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú cũng chỉ cần cung cấp 600 IU là đủ.

Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo bao gồm các vitamin D1, D2 và D3. Hầu hết các thực phẩm chứa vitamin D không có nguồn gốc tự nhiên ngoài trứng, bạn vẫn có thể nhận được vitamin D từ cá béo, nhiều dầu và các sản phẩm sữa tăng cường. Hơn nữa, khi cơ thể bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nó sẽ chuyển hóa chất này thành một dạng vitamin hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng và do đó, cung cấp cho bạn tất cả các loại vitamin cần thiết.

Chuyên gia nêu rõ những bệnh thường gặp mùa Đông khiến trẻ đau yếu, còi cọc: Vitamin D và thực phẩm lành mạnh bổ sung  - Ảnh 5
Các thực phẩm giàu vitamin D. Ảnh: Internet

Trứng gà

Trứng gà có hàm lượng vitamin D cao, là thành phần dinh dưỡng tốt cho những người cần bổ sung vitamin D. Lòng đỏ của trứng chứa hầu hết các vitamin và khoáng chất, trong khi lòng trắng chỉ chứa protein. Trong mỗi quả trứng chứa 41 IU vitamin D.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ trung bình 2 quả trứng cung cấp một phần vitamin D được khuyến nghị hàng ngày. Hãy tạo thói quen cho trẻ ăn ít nhất 2 quả trứng mỗi ngày vì nó cũng có thể củng cố mật độ xương của trẻ, giúp trẻ phát triển và cải thiện sức khỏe vốn có, đặc biệt là nếu trẻ thích thể thao.

Nấm

Nấm là một nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời. Các khoáng chất, chất chống oxy và vitamin có trong nấm có thể hỗ trợ các chức năng của cơ thể bạn. Tuy nhiên, chỉ những loại nấm tự nhiên và tiếp xúc với tia UV mới sinh ra vitamin D.

Nấm cũng tốt cho sức khỏe tim mạch, bệnh đái tháo đường và mang thai. Đây là nguồn cung cấp vitamin D không tăng cường duy nhất trong chế độ ăn thuần chay.

Cá giàu chất béo

Các loại cá giàu chất béo đều chứa một lượng vitamin D khá tốt. Cá hồi và cá ngừ cung cấp nhiều loại vitamin quan trọng cho cơ thể, trong đó có vitamin D. Cá mòi có giá trị dinh dưỡng đặc biệt giúp xương chắc khỏe hơn và tăng chức năng thần kinh. Cả cá mòi và cá trích đều có những lợi ích tương tự nhau về dinh dưỡng.

Tuy nhiên, từng cách chế biến lại khiến cho hàm lượng vitamin D trở nên khác nhau. Cá sống chứa nhiều vitamin D hơn so với các loại đã nấu chín và phần thịt béo chứa nhiều hơn phần nạc. Cá ngừ đóng hộp trong dầu chứa nhiều vitamin D hơn so với cá đóng hộp trong nước.

Nước cam

Nguồn vitamin D từ nước cam đã trở thành một thực phẩm bổ sung phổ biến trong những năm gần đây. Một ly nước cam có khoảng 100 IU vitamin D cùng với bữa sáng sẽ ngăn ngừa mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe. Điều này đã được chứng minh là có hiệu quả đối với những người thiếu vitamin D không dung nạp lactose, đặc biệt là trẻ em.

Sữa

Canxi, phốt pho và riboflavin là những chất dinh dưỡng có trong sữa bò, trong khi vitamin D được tăng cường. Sữa bò bao gồm khoảng 115-130 IU vitamin D trong mỗi cốc, trong khi sữa đậu nành tăng cường có khoảng 107-117 IU vitamin D. Các sản phẩm từ sữa như sữa chua cũng là một nguồn cung cấp vitamin D.

 

‘3 ít - 2 nhiều’ trong bữa tối hàng ngày phòng bệnh nan y, hạn chế ung thư, sức khỏe dẻo dai như tuổi 18

Những thói quen ăn uống lành mạnh trong buổi tối sẽ giúp hạn chế bệnh tật, phòng ngừa các loại bệnh nguy hiểm mà các chuyên gia nhắc nhở.

TIN MỚI NHẤT