Mức độ cholesterol xấu trong cơ thể tăng lên có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch. Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục có thể giúp giảm mức LDL là 'cholesterol xấu'.
- Thói quen ăn thường xuyên loại gia vị này của người Việt là 'cầu nối' ung thư, mở đường cho bệnh cao huyết áp và rối loạn giấc ngủ
- Căn bệnh 2.700 năm tuổi này là tình trạng y tế khắc nghiệt nhất thế giới, nắm nhanh thông tin để 'tránh mặt kẻ sát nhân' này
Cholesterol được sản xuất bởi gan, là một chất hóa học được sử dụng để sản xuất nhiều loại kích thích tố, màng tế bào và bảo vệ thần kinh trong cơ thể. Chế độ ăn uống là một phần chính của mức cholesterol trong cơ thể, trong đó tồn tại cả cholesterol xấu (LDL - lipoprotein mật độ thấp) và cholesterol tốt (HDL - lipoprotein mật độ cao).
Theo Tiến sĩ Somnath Gupta, Bác sĩ Tư vấn và Bác sĩ Bệnh tiểu đường, Bệnh viện Yashoda, Hyderabad, Ấn Độ cho biết mức cholesterol xấu tăng lên dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến cơ quan cuối và gây tổn thương cơ quan đó bằng cách gây ra các cơn đau tim hoặc đột quỵ não.
Tiến sĩ Gupta cho biết: "Tuy nhiên, việc loại bỏ cholesterol có hại khỏi động mạch máu được hỗ trợ bởi cholesterol tốt. Việc tăng tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa khiến mức cholesterol xấu tăng lên".
Ông nói thêm rằng các loại thực phẩm như thịt đỏ, pho mát, đồ nướng, thực phẩm chiên ngập dầu và thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo bão hòa và chứa nhiều cholesterol. Mức LDL tăng cũng có thể là kết quả của việc tăng cân quá mức.
Tiến sĩ Gupta nói rằng mức cholesterol xấu cũng có thể tăng lên do bệnh tiểu đường hoặc lượng đường trong máu quá cao.
"Tỷ lệ trao đổi chất giảm và tăng cholesterol xấu đều là tác động của suy giáp. Mức độ cholesterol có hại cũng tăng lên do các bệnh về gan hoặc thận. Cholesterol xấu cũng có thể do rối loạn buồng trứng đa nang", ông nói thêm.
Để một người có mức cholesterol thấp trong cơ thể, Tiến sĩ Gupta khuyến nghị nên đưa các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn uống.
- Các loại hạt như hạnh nhân và quả óc chó.
- Trái cây họ cam quýt.
- Dâu tây.
- Nho và Táo.
- Thực phẩm giàu chất xơ : Đậu và Đậu lăng
- Đậu nành và thực phẩm làm từ đậu nành.
- Cá béo như cá hồi.
- Đậu Thận.
- Yến mạch.
- Lúa mạch và ngũ cốc nguyên hạt.
- Cà tím.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM MỨC CHOLESTEROL?
- Tập thể dục thường xuyên làm tăng HDL và giảm cholesterol xấu.
- Tránh hút thuốc và uống rượu.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Tránh thực phẩm giàu cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
- Trong một số trường hợp, thuốc được yêu cầu để giúp giảm mức cholesterol của bạn.
Theo Indiatoday