Từ lâu, quan niệm về bữa ăn trong ngày gây ra rất nhiều tranh cãi, đặc biệt, những kiểu ăn tối như thế nào được rất nhiều người quan tâm, bàn luận.
- 7 loại thực phẩm ‘rẻ như cho’ chống lão hóa xương cho phụ nữ trung niên, bệnh lão hóa đã không còn là nỗi lo
- 3 kiểu ăn tối giúp tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn bệnh tim mạch, thúc đẩy sống khỏe và trường thọ
Một số nhóm người cho rằng, bữa ăn tối không còn mấy quan trọng. Do thói quen sinh hoạt cùng lối sống thay đổi, bữa ăn tối có phần giảm đi tính kĩ lưỡng. Dẫu vậy, nhiều người lại chọn bữa ăn tối trở thành bữa ăn chính với việc chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn nhất so với các bữa khác trong ngày.
Theo thông tin trên báo Phụ nữ Việt Nam, TS.BS Từ Ngữ - Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, từ xa xưa, ông cha ta luôn khuyến khích mọi người ngày ăn đủ 3 bữa, sở dĩ vậy vì mỗi bữa ăn đều có những giá trị, vai trò nhất định đối với cơ thể. Chuyên gia chỉ ra những suy nghĩ sai lầm về việc ăn tối sau đây:
Tối không cần ăn
Vì sao tối không cần ăn? Và liệu bạn có nghĩ rằng dạ dày mình đang kêu gào vì chúng rất đói và cần nạp thêm dinh dưỡng không? Chuyên gia chỉ rõ đây là là một quan điểm sai lầm rất thường gặp, nhất là những người đang có ý định giảm cân, họ thậm chí còn bỏ luôn cả bữa tối. Những người theo trường phái này cho rằng, bữa sáng và bữa trưa là rất quan trọng vì nó cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và làm việc. Còn buổi tối con người không hoạt động gì, chỉ nghỉ ngơi và ngủ nên không cần ăn nhiều, chỉ cần uống nước lọc, cốc sữa hoặc ăn ít trái cây là đủ.
Chính vì điều đó, chuyên gia cũng cho hay không nên bỏ qua bữa tối. “Buổi tối dù ít hoạt động nhưng vẫn phải ăn đầy đủ (khoảng 500-600kcal), nguyên nhân là bởi thời gian từ bữa tối đến bữa sáng kéo dài gấp đôi (khoảng 10-12 tiếng) so với từ bữa sáng đến bữa trưa hay từ bữa trưa đến bữa tối (6 tiếng). Do vậy, việc cung cấp đủ năng lượng sẽ giúp các bộ phận trọng cơ thể hoạt động tốt trong suốt thời gian đó.
Bữa tối là bữa ăn chính
TS Từ Ngữ cho rằng, trong ngày cả bữa sáng, bữa trưa, bữa tối đều được coi là bữa chính và không nên coi bữa nào là bữa phụ. Thực tế hiện nay, nhiều gia đình cả ngày đi làm, đi học, bữa tối mới gặp nhau, ngồi bên mâm cơm gia đình nên coi trọng bữa tối cũng là điều rất tốt. Thế nhưng, chúng ta không coi đó là bữa để dồn tất cả thực phẩm vào cơ thể, trong khi bữa trưa, bữa sáng lại ăn qua loa.
Do vậy, để cân bằng dinh dưỡng, tốt hơn hết bạn nên tâm đắc về một bữa sáng hoàn hảo nhiều nhất. Lựa chọn các thực phẩm lành mạnh giúp bổ sung nhiều dưỡng chất nhưng ít gây tăng cân.
Nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng, trải đều từ 6 giờ sáng đến 7 giờ tối, tốt nhất là chia thành 4-6 bữa ăn nhỏ hơn. Để thực hiện được công việc này, bạn cần ăn đủ chất trong nửa đầu ngày, để cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể suốt cả ngày.
Cũng theo báo Sức khỏe và đời sống, ăn tối đúng cách sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm như ngũ cốc, rau củ, thịt cá… nhưng cần chú ý năng lượng nạp vào cơ thể.
- Bữa tối nên loại bỏ các thực phẩm sản sinh ra nhiều khí trong quá trình tiêu hóa như ngô, khoai lang, đậu xanh. Không nên ăn thực phẩm gây kích thích như ớt, tỏi, hành, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và không nên ăn nhiều thịt.
- Buổi tối nên ăn ít ngũ cốc, ăn ít thịt cá nhưng cần bổ sung nhiều các loại rau củ quả.
- Ngoài ra, nên tránh dùng cà phê, trà, nước ngọt có gas, nước tăng lực và sô cô la. Caffeine trong cà phê ngăn chặn adenosine, một chất hóa học khi tiêu thụ quá gần giờ đi ngủ có thể gây mất ngủ. Nó cũng có thể làm tăng nhu cầu đi tiểu vào ban đêm.
- Khi ăn cần nhai chậm. Điều này không chỉ giúp thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu hơn mà còn giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa. Hãy giảm lượng đường, muối, chất béo động vật và thực phẩm chế biến sẵn đồng thời thay thế thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
- Nấu ăn hợp lý và học cách tạo ra một cách ăn uống tốt hơn bằng cách làm theo kế hoạch sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn. Bạn có thể có nhiều năng lượng, ngủ ngon hơn và ít căng thẳng hơn, đồng thời thúc đẩy sức khoẻ tối ưu nói chung.