Sau bữa ăn, Tiểu Đình bỗng trở nên mệt mỏi, xanh xao khác thường, sau đó cô bé liên tục nôn mửa. Quá sợ hãi, bà ngoại lập tức đưa cháu gái vào bệnh viện. Theo bác sĩ, Tiểu Đình đã bị ngộ độc nặng do ăn trứng gà.
- Chuyên gia dinh dưỡng "bật mí" 5 yếu tố giúp con bạn cao như Tây: Hãy tranh thủ, đừng bỏ lỡ
- Khoa học Mỹ cuối cùng đã thừa nhận: Đeo khẩu trang là cách tốt nhất để ngăn chặn Covid-19 lây lan
Khi cần tìm một loại thực phẩm bổ dưỡng, hợp với khẩu vị của trẻ em nhất có lẽ mọi bố mẹ đều nghĩ ngay đến trứng gà. Dù trứng là một "siêu thực phẩm", tốt cho não bộ lẫn cơ bắp của trẻ nhưng đã có không ít trẻ em nhập viện do ăn trứng sai cách.
Trang tin Sina của Trung Quốc từng chia sẻ về trường hợp một cô bé 3 tuổi nhập viện sau khi ăn trứng gà. Cô bé có tên là Tiểu Đình (tên nhân vật đã được thay đổi), vì bố mẹ đi làm xa nên bé chủ yếu sống cùng bà Ngoại. Tiểu Đình rất ngoan và thường thích ăn trứng gà và bánh hấp.
Một lần, bà ngoại muốn thay đổi khẩu vị cho cháu gái nên đã quyết định lấy nước trà để luộc trứng. Vì hợp khẩu vị, bình thường Tiểu Đình chỉ ăn một quả trứng nhưng lần này lại ăn tới 3 quả, bà ngoại thấy vậy cảm thấy rất vui mừng.
Sau bữa ăn, Tiểu Đình bỗng trở nên mệt mỏi, xanh xao khác thường, sau đó cô bé liên tục nôn mửa. Quá sợ hãi, bà ngoại lập tức đưa cháu gái vào bệnh viện. Theo bác sĩ, Tiểu Đình đã bị ngộ độc nặng do ăn trứng gà.
Sai lầm khi chế biến trứng của bà ngoại khiến cháu gái bị ngộ độc
Tại Trung Quốc, món trứng luộc nước trà là một món ăn nổi tiếng, dễ dàng tìm thấy ở khắp nơi, từ gánh hàng rong, quán ăn bình dân hay những nhà hàng sang trọng.
Tuy nhiên, lý do Tiểu Đình bị ngộ độc sau khi ăn trứng luộc nước trà là do một sai lầm nấu ăn của bà ngoại: Bà đã sử dụng loại nước trà này để luộc trứng nhiều lần, đây là lý do khiến nước trà tạo ra kim loại, gây ngộ độc sau khi ăn.
Ăn 1 quả trứng vịt lộn vào thời điểm này sẽ "bổ tựa nhân sâm" nhưng có 5 nhóm người không nên ăn để tránh hại các cơ quan nội tạng
Ngoài ra, trứng và trà là hai thực phẩm kỵ nhau, đặc biệt nguy hiểm với đối tượng có hệ tiêu hóa chưa thực sự phát triển như trẻ em. Trong lá trà có chứa một lượng lớn axit tannic, axit tannic khi kết hợp với protein có trong trứng sẽ tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột. Cuối cùng gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
May mắn thay, cô bé Tiểu Đình chỉ bị ngộ độc chứ không gây nguy hiểm cho tính mạng. Sau khi được bác sĩ phân tích, bà ngoại vô cùng hối hận và tự hứa sẽ không bao giờ để cháu gái sử dụng loại trứng được đun với nước trà nữa.
Đừng bao giờ cho trẻ ăn trứng gà theo những cách này kẻo rước họa vào thân
1. Cho trẻ ăn quá nhiều trứng một lúc
Nhiều chuyên gia khẳng định "Trứng gà không độc hại với trẻ em nhưng ăn sai cách có thể biến nó trở thành thuốc độc". Trong thực tế, có rất nhiều phụ huynh giống bà ngoại Tiểu Đình, khi thấy trẻ ăn ngon miệng món gì đó sẽ khuyến khích trẻ ăn thật nhiều mà không biết điều ấy chính là đang "làm hại" bé.
Ở trẻ nhỏ, các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện, do đó việc ăn quá nhiều trứng sẽ khiến ruột bị tăng gánh nặng, dẫn đến các bệnh về tiêu hóa như táo bón, khó tiêu.
Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên ăn trứng. Trẻ em dưới 1 tuổi nên ăn nửa quả trứng mỗi ngày. Trẻ 2 tuổi có thể ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày. Trẻ em từ 3 đến 5 tuổi có thể ăn 1 hoặc 2 quả trứng mỗi ngày.
2. Đừng bao giờ kết hợp trứng với những món này
- Không kết hợp trứng với đường: Điều này sẽ khiến cho các axit amin trong protein của trứng tạo thành một liên hợp gọi là fructosyl-lysine - một chất khó hấp thụ trong cơ thể, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Không ăn quả hồng sau khi ăn trứng: Đây là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính cùng các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng.
- Không uống sữa đậu nành sau khi ăn trứng: Protein trong trứng kết hợp trypsin trong sữa đậu nành làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở, giảm tỷ lệ hấp thụ protein, giảm giá trị dinh dưỡng của 2 món ăn này. Đồng thời có thể gây ức chế hoạt động, ảnh hưởng tiêu hóa.
- Không ăn thịt ngỗng, thịt thỏ sau khi ăn trứng: Bác sĩ Lý Thời Trân, một danh y và nhà dược học nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Minh nói trong cuốn Bản thảo cương mục của mình rằng: "Trứng mà kết hợp với thịt thỏ, thịt ngỗng sẽ tạo ra tiêu chảy". Nguyên nhân là bởi thịt thỏ, thịt ngỗng, trứng đều có tính hàn.
- Không ăn thịt rùa sau khi ăn trứng: Theo y học cổ truyền Trung Quốc, ăn thịt rùa sau khi ăn trứng cũng có thể gây ngộ độc thực phẩm.
- Không ăn trứng kèm uống trà hoặc dùng nước trà luộc trứng.