Bệnh đái tháo đường type 1 dễ gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy hãy đọc ngay những thông tin dưới đây để có hiểu biết đối phó kịp thời với căn bệnh nguy hiểm này.
- Thực hư 10 tác dụng của quả su su trong việc chữa bệnh?
- 5 nguyên nhân gây đau 1 bên đầu gối và cách giảm đau tại nhà
Bệnh tiểu đường là gì?
Đái tháo đường là dạng bệnh lý liên quan tới rối loạn chuyển hóa chất trong cơ thể khiến lượng đường tăng cao trong máu. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hụt insulin dẫn tới các quá trình sinh học trong cơ thể không sử dụng được glucose để tạo năng lượng, dẫn tới lượng glucose này trở lên gia tăng trong máu.
Đái tháo đường được chia ra làm hai loại chính: đái tháo đường type 1 và type 2. Sự phân chia này căn cứ vào tình trạng cơ thể có phụ thuộc vào insulin hay không. Với loại 1, do bệnh lý phá hủy các tế bào tiết insulin tự nhiên khiến họ phải phụ thuộc vào lượng insulin được đưa vào từ bên ngoài. Với loại 2, bệnh nhân không bị phụ thuộc vào nguồn insulin được đưa vào từ bên ngoài cơ thể.
Tiểu đường type 1 có nguy hiểm không?
Nếu so sánh với tiểu đường loại 2 thì loại 1 nguy hiểm hơn khá nhiều. Vì khi bị chứng bệnh này, nguồn sản sinh insulin tự nhiên của cơ thể bị phá hủy, lượng glucose cũng tăng lên cao hơn do không có insulin để chuyển hóa chúng. Từ đó, việc tiêm thêm insulin từ bên ngoài là rất quan trọng với nhóm bệnh nhân này, đây là cách chữa trị bắt buộc để duy trì các hoạt động chuyển hóa glucose cần thiết, nếu không thực hiện có thể gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng.
Biểu hiện của tiểu đường có thể không rõ ràng trong giai đoạn đầu tiên nhưng khoảng vài tuần sau đó chúng có thể thấy được cụ thể như: hiện tượng tụt cân nhanh chóng, tình trạng khát nước khác thường, tiểu tiện thường xuyên, ăn nhiều hơn,…Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở khoảng sau 25 tuổi, nếu thấy bản thân có những biểu hiện bất thường như đã kể trên thì bạn hãy tới thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín để có kết quả chính xác.
Các biến chứng của tiểu đường type 1 có thể kết đến như: Suy giảm thị lực, nhìn mờ do các biến chứng về thủy tinh thể, võng mạc và đáy mắt; đau tức ngực do các vấn đề về tim mạch, các triệu chứng viêm loét nhiễm trùng xuất hiện nhiều và nghiêm trọng hơn, rối loạn tiêu hóa, mất chức năng tiêu hóa vì biến chứng ở dạ dày và thực quản, tê bì và mất cảm giác ở một vài bộ phận cơ thể,…
Tiêu chẩn chẩn đoán tiểu đường type 1
Chẩn đoán tiểu đường cần được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín và đưa ra kết luận từ những bác sĩ có chuyên môn. Vì tiểu đường type 1 là loại bệnh lý nghiêm trọng nên cần có sự thăm khám cẩn thận và chẩn đoán dựa trên những chỉ số chính xác được đo từ cơ thể bệnh nhân.
Khi tiến hành chẩn đoán tiểu đường, bệnh nhân sẽ được đo đường huyết lúc đói (yêu cầu bệnh nhân nhịn đói trong vòng 10-12 tiếng trước khi đo chỉ số), chỉ số đường huyết sau khi uống 75g đường ở mốc 2 giờ và cuối cùng là chỉ số đường huyết bất kỳ.
Nếu chỉ số đường huyết lúc đói của bệnh nhân lớn hơn 7 mmol, đường huyết ở mốc 2 giờ sau khi uống 75g đường lớn hơn 11,1 mmol/l và đường huyết ở thời điểm bất kỳ lớn hơn 11,1 mmol/l thì tiến hành sôi đánh mắt và kiểm tra điện tâm đồ, tuyến sản sinh insulin để kiểm tra có tổn thương tại các vị trí này không. Kết hợp với theo dõi các triệu chứng lâm sàng kể trên và chỉ số HbA1C (lớn hơn 6.5%) để có được kết luận chính xác.
Cách điều trị tiểu đường type 1
Vì tiểu đường type 1 phải phụ thuộc vào nguồn insulin đến từ bên ngoài nên bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị tập trung bổ sung insulin cho bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được cho uống các loại thuốc cần thiết và tiêm insulin theo lịch cụ thể.
Tuy nhiên, để chữa trị tiểu đường không chỉ dừng lại ở việc uống thuốc và tuân theo phác đồ điều trị mà cần có sự kết hợp thật khoa học giữa chế độ ăn, sinh hoạt hằng này cũng như những hoạt động rèn luyện thể chất. Cần hạn chế dung nạp đường và chất béo trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường type 1 và các hoạt động rèn luyện thể chất cũng rất quan trọng để giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe.
Đồng thời, các biến chứng của tiểu đường type sẽ được các bác sĩ theo dõi kỹ càng và điều trị song hành cùng việc chữa trị tiểu đường, lúc này có thể sẽ cần sự kết hợp giữa các bác sĩ chuyên môn với nhau. Tùy theo những biến chứng cụ thể mà các bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất cho người bệnh của mình.
Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân tiểu đường type 1
Hạn chế dung nạp glucose
Vì cơ thể của bệnh nhân tiểu đường gặp vấn đề trong việc chuyển hóa đường. Vậy nên điều cần nhớ đầu tiên trong chế độ sinh hoạt của bệnh nhân là hạn chế tiêu thụ đường trong các chế độ ăn. Việc hạn chế sử dụng đường giúp bệnh nhân không bị tăng đường huyết, còn các axit béo khiến các quá trình chuyển hóa năng lượng dễ bị rối loạn nên cũng cần phải tránh.
Kiểm soát giờ ăn và số lượng bữa ăn
Chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường cần được chia ra thành bữa nhỏ và vào các khoảng thời gian hợp lý. Chúng phải thật điều độ và khoa học trong thời gian và số lượng các bữa ăn để lượng chất hấp thụ được kiểm soát dễ dàng hơn.
Tuyệt đối không nên ăn quá nhiều hoặc quá nhanh trong một lúc sẽ khiến các quá trình chuyển hóa năng lượng bị rối loạn và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như tình trạng bệnh tiểu đường. Người nhà nên phối hợp cùng với các bác sĩ theo dõi thường xuyên chế độ ăn của người bệnh để có thêm những phương án cải thiện bệnh tình hữu ích.
Ăn đủ chất dinh dưỡng
Ngoại trừ tiêu thụ đường, chất béo và một vài loại chất có hại cho cơ thể thì bệnh nhân tiểu đường nên hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để có một sức khỏe tốt hơn. Chỉ kiêng những loại chất và đồ ăn được bác sĩ khuyến cáo còn lại thì không cần dè chừng quá mức tới độ thiếu chất hay sợ hãi khi lên thực đơn. Nên bổ sung nhiều chất xơ, vitamin,…trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường type 1.
Uống đủ nước
Việc cung cấp đủ nước không chỉ quan trọng với người bình thường mà nó còn rất cần thiết với bệnh nhân bị tiểu đường type 1. Uống đủ nước sẽ góp phần thanh lọc cơ thể và thúc đẩy các quá trình trao đổi chất, đốt cháy năng lượng tự nhiên. Đặc biệt khi người bệnh phải thường xuyên sử dụng thuốc thì uống đủ nước sẽ giúp hạn chế các chứng táo bón, đau dạ dày, nóng trong,…khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, uống nhiều nước cũng giải quyết được triệu chứng khát nước khi bệnh tình diễn ra.
Rèn luyện thể chất điều độ
Tập thể dục thể thao cũng là một cách kích thích quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể, đặc biệt là chuyển hóa glucose và sản sinh insulin tự nhiên. Tập thể dục thường xuyên còn giúp hạn chế những biến chứng nghiêm trọng của loại bệnh lý này. Tuy nhiên, vì người bệnh tiểu đường bị những biến chứng về mặt thể chất như tê bì, viêm loét cơ thể nên hãy chọn những loại hình thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe, ví dụ như yoga, đi bộ,…thay vì các loại hình hoạt động quá mạnh.
>>> Xem thêm:
- Đái tháo đường thai kỳ: Hướng điều trị và chăm sóc khoa học
Trên đây là những thông tin tổng quát về bệnh đái tháo đường type 1, hướng điều trị và những cách để chăm sóc bệnh nhân mắc phải bệnh lý này. Nếu bạn và người nhà của mình không may mắc phải loại bệnh này, hy vọng những thông tin chúng tôi đã cung cấp có thể giúp ích cho quá trình chăm sóc người bệnh và hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị. Chúc các bạn có một sức khỏe được cải thiện hơn từng ngày.